Điều tra lại và điều tra bổ sung là chế định được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện khi không chấp nhận kết quả điều tra của Cơ quan Điều tra đã thực hiện trong thời hạn điều tra. Khi yêu cầu điều tra lại thì người yêu cầu cần phải làm đơn yêu cầu điều tra lại.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu điều tra lại là gì?
Mẫu đơn yêu cầu điều tra lại là mẫu đơn được lập ra khi có yêu cầu điều tra lại. Mẫu đơn yêu cầu điều tra lại là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền là Cơ quan điều tra- công an quận/huyện. Mẫu đơn yêu cầu điều tra lại nêu rõ thông tin về người yêu cầu( họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ…) nội dung của đơn yêu cầu
Mẫu đơn yêu cầu điều tra lại là mẫu đơn được gửi đến cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra-
2. Mẫu đơn yêu cầu điều tra lại:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-***————-
…, ngày …… tháng …… năm …..
ĐƠN YÊU CẦU ĐIỀU TRA LẠI
Kính gửi: CƠ QUAN ĐIỀU TRA – CÔNG AN QUẬN/HUYỆN ……(1)
Tôi là: … Sinh ngày ….(2)
Hộ khẩu thường trú tại: ……(3)
Số điện thoại liên hệ: (4)
Là em trai anh ….nạn nhân trong vụ tai nạn …. tại huyện …….. vào đêm ngày …./…../….
Tôi xin trình bày với quý cơ quan một việc như sau: (5)
Vào ngày …../…./2019, tôi và gia đình nhận được tin, anh trai tôi là anh …….. sinh ngày …./…./….., hiện đang làm …. di chuyển trên cung đường từ ……. đến ……… để ……… thì gặp tai nạn tại …….. khiến chiếc xe mà anh tôi điều khiển mang biển kiểm soát số ……… cùng anh tôi lao xuống hồ và chìm sâu dưới nước. Đến ngày …./……/….., chiếc xe cùng thi thể của anh tôi đã được trục vớt đưa về Bệnh viện…… Phía Công an huyện……… đã tiến hành khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể của anh tôi cho gia đình để đem về mai táng. Trong các thời điểm từ khi phát hiện và trục vớt chiếc xe, gia đình tôi đã được báo và có mặt tại hiện trường để tham gia cùng phía cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, gia đình tôi nhận thấy có nhiều tình tiết nghi vấn trong vụ việc tai nạn của anh tôi như sau:
– Trước hết, anh tôi hiện đang là ….. trong khu du lịch, không có nhiệm vụ đi đón khách, địa hình đường đi vốn trước nay rất quanh co, nhiều đoạn cua gấp, rất nguy hiểm. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, theo như gia đình tôi được biết anh tôi có nhiều hiềm khích, xung đột bất hòa với một số cá nhân trong nơi công tác. Gia đình tôi có hỏi một số nhân viên trong khu du lịch về anh tôi và những việc xảy ra vào ngày anh tôi xảy ra tai nạn, công tác tìm kiếm khi anh tôi mất tích thì những người này hầu hết đều trả lời không rõ ràng, có phần ấp úng và né tránh trả lời.
– Bên cạnh đó, tại hiện trường vụ án khi thực hiện công tác trục vớt, gia đình tôi nhận thấy có một người đàn ông lạ không thuộc cơ quan quan chức năng giải quyết hiện trường gặp tai nạn đứng ra thực hiện các công việc liên quan đến xử lý chiếc xe tai nạn. Điều này khiến chúng tôi đặt ra nghi vấn về vị trí, vai trò của người đàn ông này. Ngoài ra, theo như gia đình tôi được biết, đại diện phía khu du lịch gấp rút nhận lại chiếc xe bị tai nạn trong khi một số có để cập đến vấn đề phanh xe của chiếc xe đó nhưng đến hiện tại vẫn chưa có văn bản nào của phía cơ quan điều tra về việc kiểm tra tính an toàn của chiếc xe bị tai nạn.
– Về thi thể của anh tôi khi gia đình nhận bàn giao về lo hậu sự, mai táng, khi tẩm liệm, gia đình tôi phát hiện phía sau đầu anh tôi có một vết tét dài khoảng 10 cm mà không rõ nguyên nhân.
Bởi vậy, từ những nghi vấn nêu trên, tôi đại diện cho gia đình, người thân anh …… bằng đơn này, kính đề nghị quý cơ quan điều tra Công an huyện…. tiến hành việc xem xét, điều tra lại vụ việc, thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ, trưng cầu giám định tính an toàn của chiếc xe tai nạn, xác định danh tính người đàn ông ở trên, điều tra lại về nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh tôi để gia đình chúng tôi được rõ ràng, sáng tỏ và anh tôi có thể an nghỉ.
Tôi xin gửi tới phía cơ quan video ghi lại hiện trường lúc đã trục vớt và hình ảnh người đàn ông lạ nói trên. Gia đình cũng cam đoan toàn bộ nghi ngờ nêu trên là có cơ sở và cam kết sẽ phối hợp với quý cơ quan trong quá trình điều tra lại.
Kính mong quý cơ quan sớm thực hiện các biện pháp điều tra lại để gia đình tôi sớm được nhận lại các kết quả điều tra rõ ràng.
Tôi và gia đình xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên cơ quan điều tra
(2): Điền tên, ngày sinh của người làm đơn
(3): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn
(4): Điền số điện thoại của người làm đơn
(5): Điền nội trung trình bày
4. Quy định về điều tra lại:
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại ( Điều 174
– Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và thời hạn là không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
– Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
– Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
– Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
– Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật này.
Như vậy thời hạn điều tra lại, phục hồi điều tra, điều tra bổ sung là một quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó, trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Điều tra lại là một trong những hoạt động tố tụng giúp cơ quan điều tra có thể xem xét, điều tra lại theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại ( Điều 385 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
– Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:
+ Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
+ Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
– Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:
+ Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
+ Người được
+ Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
+ Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
– Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Có thể thấy rằng, pháp luật đã quy định những trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong những trường hợp như: Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định; nhận thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; hoặc trong trường hợp người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội; và những trường hợp khác do pháp luật quy định.