Cá nhân, tổ chức khi phát hiện có hành vi gây thương tích có quyền gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền và xét thấy cần thiết có quyền nộp đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích. Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích là gì?
- 2 2. Mẫu đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:
- 5 5. Một số quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi gây thương tích:
1. Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích là gì?
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức gửi đến
Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích được soạn thảo nhằm mục đích yêu cầu Công an xã lập biên bản trên cơ sở có hành vi gây thương tích xảy ra trên thực tế. Biên bản về hành vi gây thương tích là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Nội dung đơn yêu cầu cá nhân, tổ chức trình bày rõ ràng sự việc và các căn cứ yêu cầu lập biên bản,…
2. Mẫu đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày….. tháng….. năm……….
ĐƠN YÊU CẦU
(Về việc lập biên bản, xác minh, xử lý hành vi gây thương tích của đối tượng… )
Kính gửi: Công an xã/phường …
Tôi là: …Sinh năm: …
Trú tại: …
Tôi xin trình bày quý cơ quan sự việc như sau:
(Trình bày rõ nội dung sự việc, có sự chứng kiến của cán bộ công an thì ghi rõ tên đồng chí tiếp nhận được thông tin).
Tuy nhiên, từ đó đến nay, về phía
Dựa trên Điều 9 Pháp lệnh công an xã, Điều 4
– Tiến hành lập biên bản, xác minh/điều tra về sự việc nêu trên;
– Có biện pháp xử lý đối với hành vi nêu trên của đối tượng …
Kính mong quý Cơ quan xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi thông tin Cơ quan Công an Xã/phường,…nơi gửi đơn yêu cầu.
Phần thông tin của người làm đơn
Tôi là: Viết rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Sinh năm: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
Trú tại: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Trình bày sự việc
Người làm đơn trình bày vụ việc:
(Trình bày rõ nội dung sự việc, có sự chứng kiến của cán bộ công an thì ghi rõ tên đồng chí tiếp nhận được thông tin).
Người làm đơn đề nghị tới quý cơ quan những nội dung sau:
– Tiến hành lập biên bản, xác minh/điều tra về sự việc nêu trên;
– Có biện pháp xử lý đối với hành vi nêu trên của đối tượng …
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:
4.1. Nhiệm vụ của Công an xã:
Căn cứ theo Điều 4,
Công an xã có nhiệm vụ nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã
Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Tình hình hoạt động của các đối tượng có tiền án, tiền sự
+ Biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người; chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân; tổ chức, lôi kéo, kích động người khác chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các vụ việc về chính trị, hình sự, kinh tế; các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã;
+ Tình hình biến động về dân cư và những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã. Đối với xã biên giới, bờ biển, hải đảo, cần nắm vững tình hình xâm nhập, hoạt động và cư trú trái phép của người nước ngoài trên địa bàn xã;
+ Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.
Hành vi gây thương tích là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và xảy ra phổ biến, thường xuyên. Việc của Công an xã giúp duy trì trật tự và an ninh trong khu vực
4.2. Quyền hạn của Công an xã trong xử lý của Cơ quan Công an cấp xã đối với hành vi gây thương tích:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư 12/2010/TT-BCA đối với những hành vi đánh người gây thương tích, cơ quan Công an cấp xã tiến hành phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:
+ Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương
+ Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;
+ Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
5. Một số quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi gây thương tích:
5.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
– Đối với những hành vi gây thương tích không nghiêm trọng, Cơ quan công an có thể cân nhắc việc xử phạt vi phạm hành chính chủ thể gây thương tích theo quy định tại Khoản 5 Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức khung hình phạt từ từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Ngoài ra có còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5.2. Xử lý theo quy định của pháp luật dân sự:
Cơ quan công an cấp xã xem xét xử phạt theo quy định tại Điều 590
– Yêu cầu bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại
5.3. Xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự:
Trong trường hợp việc vi phạm có mức độ nguy hiểm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh người đã gây ra, công an xã sẽ chuyển vụ việc lên cơ quan điều tra của công an huyện để họ điều tra, xác minh vụ việc và có thể khởi tố vụ án hình sự theo Điều 134 Bộ luật Hình sự Việt Nam