Trong trường hợp con nuôi và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì sẽ làm đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gửi đến Toà án. Mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi mới nhất:
Mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi được thực hiện theo Mẫu 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: …)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại (nếu có): …; Fax (nếu có): …
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân …
việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: …
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: …
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: …
– Các thông tin khác (nếu có): …
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:
1. …
2. …
3. …
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI YÊU CẦU
(ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:
Trong quá trình làm mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi cần phải lưu ý một số hướng dẫn cơ bản như sau:
(1) Tại mục “đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự v/v …” cần phải ghi rõ loại việc dân sự mà người làm đơn yêu cầu yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Có thể đưa ra ví dụ như sau: yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu hủy việc kết hôn trái quy định pháp luật, yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong loại hình công ty cổ phần, yêu cầu tuyên bố
(2) Tại mục “kính gửi” cần phải ghi rõ tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thì cần phải nêu rõ tên tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó (ví dụ như: tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Trong trường hợp là tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì cần phải ghi rõ tên tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố) đó (ví dụ như: tòa án nhân dân tỉnh Nam Định).
(3) Tại mục “người yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Trong trường hợp người yêu cầu được xác định là cá nhân thì cần phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, hoặc các loại giấy tờ khác còn giá trị sử dụng để thay thế. Trong trường hợp người yêu cầu là các cơ quan, tổ chức thì cần phải ghi rõ tên của cơ quan, tổ chức, họ và tên của người đại diện hợp pháp đối với cơ quan/tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên cần phải ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và đồng thời cần phải ghi rõ họ và tên của người có quyền yêu cầu. Trong trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì cần phải ghi nội dung “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền đã được xác lập vào ngày …”, và cần phải ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu, ghi rõ ngày xác lập văn bản ủy quyền hợp pháp. Trong trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì cần phải đánh số thứ tự 1, 2, 3 … và ghi đầy đủ thông tin của từng người làm đơn yêu cầu.
(4) Tại mục “địa chỉ”, trong trường hợp đó là cá nhân thì cần phải ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của cá nhân đó tính tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ như: đường Hạ Đoạn, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Trong trường hợp đó là cơ quan, tổ chức thì cần phải ghi rõ địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tính tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ như: trụ sở đặt tại số 20 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(5) Tại mục “chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân về vấn đề như sau” cần phải ghi đầy đủ và cụ thể những nội dung mà người yêu cầu làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết.
(6) Tại mục “những vấn đề yêu cầu tòa án giải quyết” cần phải trình bày đầy đủ nội dung, và cam kết những nội dung mà mình trình bày là những nội dung hợp pháp.
(7) Tại mục “lý do, mục đích vào căn cứ của việc yêu cầu tòa án giải quyết” cần phải nêu rõ căn cứ, mục đích yêu cầu, lý do về việc yêu cầu tòa án giải quyết những nội dung trên.
(8) Tại mục “tên và địa chỉ của những người liên quan đến vấn đề yêu cầu tòa án giải quyết” cần phải ghi rõ tên, địa chỉ nơi cư trú (có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú), nơi làm việc của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tại Toà án.
(9) Tại mục “các thông tin khác” cần phải ghi những thông tin khác mà người yêu cầu nhận thấy cần thiết cho quá trình giải quyết yêu cầu của mình
(10) Tại mục “tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu” cần phải ghi rõ những loại giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, đó có thể là bản sao hoặc bản chính, ví dụ như: bản sao của giấy khai sinh, bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bản chính của giấy chứng nhận nuôi con nuôi…
(11) Tại mục “ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu” cần phải ghi rõ địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu. Ví dụ như: Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2023; hoặc Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019.
(12) Tại mục “người làm đơn yêu cầu”, trong trường hợp người yêu cầu là cá nhân thì cần phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân đó. Trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của các cơ quan, tổ chức đó cần phải ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình, đóng dấu của cơ quan hoặc tổ chức đó báo đơn yêu cầu. Trong trường hợp người yêu cầu là các doanh nghiệp thì vấn đề sử dụng con dấu cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì tất cả đều phải ký, ghi rõ họ tên của từng người yêu cầu vào cuối đơn.
3. Những trường hợp nào phải chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo đó, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Con nuôi đã thành niên, đồng thời cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
-
Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của cha mẹ nuôi; con nuôi có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ nuôi; con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
-
Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự hoặc nhân phẩm của người được nhận làm con nuôi; cha mẹ nuôi có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ con nuôi;
-
Vi phạm các hành vi bị cấm bao gồm: Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, bắt cóc hoặc mua bán trẻ em; giả mạo các loại giấy tờ tài liệu trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền; có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ; lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân số; lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh hoặc người có công với cách mạng hoặc thuộc đồng bào dân tộc thiểu số để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước; ông bà nhận cháu làm con nuôi; hoặc anh chị em ruột nhận nhau làm con nuôi; lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, vi phạm phong tục tập quán, truyền thống đạo đức văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010).
THAM KHẢO THÊM: