Trong trường hợp doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm xã hội bị phá sản hay vì lý do nào đó cần tiến hành giải thể thì phải làm đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội. Vậy mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội như thế nào thì được coi là hợp lệ?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì việc nợ bảo hiểm xã hội được hiểu là việc các cơ quan, đơn vị chưa đóng khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan bảo hiểm đang quản lý để xin được xác nhận không nợ bảo hiểm.
Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội được sử dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức vì lý do nào đó mà không còn tham gia bảo hiểm xã hội (giải thể, ngừng hoạt động,..) muốn xác nhận về việc không nợ bảo hiểm xã hội thì cần gửi đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội tới cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý. Trong đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội phải thể hiện các nội dung như tên cơ quan, trụ sở, thông tin về người đại diện theo pháp luật, lý do xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội ,…
2. Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
————
….., ngày … tháng …năm …
ĐƠN XIN XÁC NHẬN KHÔNG NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội…
– Căn cứ …;
– Căn cứ tình hình thực tế;
Tên Doanh nghiệp:…
Mã số Thuế: ……
Trụ sở:…
Đại diện theo pháp luật bởi ông/bà:……
CMND/CCCD số:………Cấp ngày :……. Nơi cấp: ………
Chức danh:……
Hiện tại, Công ty chúng tôi đang chuẩn bị làm thủ tục………., để có cơ sở báo cáo cho……… về tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của Doanh nghiệp, chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Cơ quan Bảo hiểm xã hội ……xác nhận hiện nay Công ty Cổ phần A không còn nợ bảo hiểm xã hội.
Công ty chúng tôi cam kết những thông tin trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và xin mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong Quý cơ quan giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Bảo hiểm xã hội …
3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội:
Khi làm đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội, cần chú ý đảm bảo về thể thức của văn bản và nội dung phải phù hợp với quy định của pháp luật, không có nội dung vi phạm những điều cấm do luật định, không đi ngược lại với đạo đức xã hội và không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội thường sẽ có những nội dung chính như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Thời gian làm đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội: địa điểm, ngày, tháng, năm
– Tên cơ quan bảo hiểm cụ thể để xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội
– Thông tin chủ thể xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: tên người đại diện, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người đại diện, chức danh của người đại diện
– Lý do xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội (doanh nghiệp đang chuẩn bị làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp,…)
– Cam kết của chủ thể xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội
– Chữ ký xác nhận của người làm đơn.
4. Quy định của pháp luật liên quan về nợ bảo hiểm xã hội:
4.1. Thời hạn được nợ tiền bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động với tỷ lệ đóng như sau: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng thì chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; đối với trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội 01 tháng hoặc 06 tháng thì doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đó.
Trường hợp doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội chậm hơn so với thời hạn kể trên thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của
Theo đó, thời hạn doanh nghiệp được phép nợ bảo hiểm xã hội là dưới 30 ngày, nếu quá thời hạn 30 ngày kể trên mà doanh nghiệp vẫn chưa nộp đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ phải nộp đủ số tiền chưa đóng và nộp thêm số tiền lãi cho quỹ bảo hiểm xã hội, đồng thời còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.
4.2. Ảnh hưởng của việc nợ bảo hiểm xã hội đến quyền lợi của người lao động:
Việc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội là cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội ghi nhận quá trình quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, dựa vào đó để làm căn cứ giải quyết các chế độ đối với người lao động đủ điều kiện hưởng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội thì các quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội quá 30 ngày thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị khóa theo quy định tại khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH “Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.” Bên cạnh đó, quy định tại khoản 9 Điều 13
Do đó trong trường hợp doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động sẽ hết giá trị sử dụng, khi đó người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
4.3. Quy định về giải quyết chế độ cho người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động (căn cứ theo khoản 3 Điều 18
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH, đối với doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đồng làm việc thì đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội bao gồm cả tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, dựa vào đó cơ quan bảo hiểm xã hội có thể tiến hành xác nhận sổ bảo hiểm xã hội từ đó kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.