Đất đai là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Vậy trong trường hợp không có đất nông nghiệp, thì người dân sẽ phải làm gì? Mẫu đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp được viết theo hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp mới nhất:
- 2 2. Khi nào cần làm đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp?
- 3 3. Quy định của pháp luật về nhóm đất nông nghiệp:
- 4 4. Pháp luật về giao đất, cho thuê đất:
- 5 5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi làm đơn xác nhận không có đất nông nghiệp:
1. Mẫu đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp mới nhất:
Đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp về cơ bản sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(V/v không có đất nông nghiệp)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ……
Tên tôi là: ….
Sinh ngày: …..
Số CMND/CCCD:…. Ngày cấp:… Nơi cấp:…
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .…
Tôi làm đơn này đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)… xác nhận cho gia đình tôi một việc như sau: …
Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) | Người làm đơn |
2. Khi nào cần làm đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp?
Nhìn chung thì đơn xin xác nhận không có đất nông nghiệp thường được dùng trong các trường hợp khi người dân có nhu cầu, mong muốn được giao đất hoặc xin thuê đất nông nghiệp. Theo quy định của pháp
3. Quy định của pháp luật về nhóm đất nông nghiệp:
Có nhiều tiêu chí được dùng đề làm căn cứ phân loại đất. Tuy nhiên, thông thường, có thể căn cứ vào tiêu chí mục đích sử dụng đất, đất được phân loại thành nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
4. Pháp luật về giao đất, cho thuê đất:
Giao đất, cho thuê đất có vai trò quan trọng, để Nhà nước thực hiện tốt được chức năng quản lý đối với đất đai, vì vậy chế định pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Giao đất, cho thuê đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và đúng trình tự, thủ tục.
Mặt khác, để hoạt động giao đất, cho thuê đất được đảm bảo đúng đắn, đạt hiệu quả cao và đạt được những mục tiêu mà Nhà nước đặt ra trong quản lý đất đai thì hoạt động giao đất, cho thuê đất phải thực hiện theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp và luật định nhằm tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cũng như tạo sự thuận tiện trong công tác quản lý, hay giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Và hoạt động giao đất, cho thuê đất cũng phải xem xét việc trao quyền sử dụng đất cho đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Phải căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng đất để thực hiện việc giao đất cho thuê đất. Điều này góp phần hạn chế được những mâu thuẫn.
Một khi hoạt động giao đất, cho thuê đất tuân thủ và thực hiện tốt nguyên tắc trên thì vấn đề quản lý và sử dụng đất của Việt Nam sẽ tránh được tình trạng lãng phí trong khai thác giá trị của tài nguyên đất, hoạt động quản lý và sử dụng đất sẽ thật sự có hiệu quả cao. Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Quy định về giao đất, cho thuê đất là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai, được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua giao đất và cho thuê đất. Các quy định cụ thể về hoạt động giao đất và cho thuê đất đã được thực hiện và quy định cụ thể thông qua quy định của
Pháp luật về giao đất, cho thuê đất là hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao đất, cho thuê đất, đó là các quy định về căn cứ, điều kiện giao đất; các quy định về các hình thức giao đất, cho thuê đất; các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được giao đất, cho thuê đất.
5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi làm đơn xác nhận không có đất nông nghiệp:
5.1. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi được giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành. Bên cạnh những quyền được quy định ở trên thì người được giao đất không thu tiền sử dụng đất phải thực hiện những nghĩa vụ sau: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng (Điều 170
5.2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi được giao đất có thu tiền sử dụng đất:
Những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được giao đất có thu tiền sử dụng đất là sử dụng đất vào mục đích kinh doanh và họ chính là những tổ chức kinh tế trong nước. Với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính này, Nhà nước bảo hộ cho họ khá đầy đủ các quyền của người sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của
5.3. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi được nhà nước cho thuê đất:
Hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thông qua hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này, đồng thời có các quyền cụ thể khác quy định rõ tại Điều 179
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–