Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp khác nhau... Vậy trong các trường hợp muốn xin xác nhận hộ khẩu gốc thì cần làm gì? và Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc được lập với các nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc là gì?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 quy định:
– Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Đến nay, sổ hộ khẩu đã không được sử dụng. Tuy nhiên, Hiện tại Luật Dương Gia nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan đến sổ hộ khẩu. Do vậy, Luật Dương Gia gửi đến Quý bạn đọc bài viết: Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc.
– Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước.
– Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc là mẫu với các nội dung và thông tin trong các trường hợp khác nhau để cơ quan có thẩm quyền xem xét xác nhận cho cá nhân đó.
– Sổ hộ khẩu gốc được lập theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính phường, xã, thôn, xóm, bản, đường phố, tổ dân phố hoặc theo nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức và là tài liệu pháp lý, làm cơ sở để xác nhận việc cư trú của công dân, là căn cứ để điều chỉnh sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể
– Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc là mẫu đơn được lập ra để xin được xác nhận hộ khẩu gốc. Mẫu đơn nêu rõ nội dung xin xác nhận, thông tin người làm đơn…
2. Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày tháng năm
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HỘ KHẨU GỐC
(Về việc: Xác nhận hộ khẩu gốc)
Kính gửi: Công an phường A
– Căn cứ Luật Cư trú
Tên tôi là:
Sinh năm:
CMT số: cấp ngày: tại:
Hộ khẩu thường trú:
Tôi xin trình bày sự việc như sau:
Ngày… tháng … năm … tôi được cấp Sổ hộ khẩu số …
Dựa theo khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006:
“Điều 24. Sổ hộ khẩu
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.”
Qua sự việc trên tôi làm đơn này với mong muốn:
Ủy ban nhân dân phường A xác nhận quan hệ vợ chồng giữa tôi và…
Kính mong Ủy ban nhân dân phường A xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu gốc:
Mẫu Đơn xin xác nhận hộ khẩu gồm 02 phần chính:
– Phần xác nhận hộ khẩu do người có yêu cầu xác nhận hộ khẩu khai, gồm các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, nội dung hộ khẩu thường trú cần xác nhận.
– Phần xác nhận của
Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu.
– Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
– Họ tên, giới tính: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.
– Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
– Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
– Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân có yêu cầu xác nhận hộ khẩu.
– Thời gian xác nhận: ghi chính xác thời gian chính xác có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên.
– Mục đích xin xác nhận hộ khẩu: ghi chính xác mục đích xin giấy xác nhận hộ khẩu của người yêu cầu.
– Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, dán ảnh, ký và ghi rõ họ tên.
Sau đó nộp lên Công an phường (xã) để xin xác nhận.
Mặc dù không có quy định nào yêu cầu người làm Đơn xin xác nhận hộ khẩu phải tuân thủ quy định về văn phong, chữ viết… Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau:
– Viết cùng một loại mực, không viết tắt, nội dung viết rõ ràng, mạch lạc;
– Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong mẫu Đơn xác nhận hộ khẩu. Nếu viết sai nên in lại mẫu mới để điền.
4. Một số quy định của pháp luật về xác nhận hộ khẩu gốc:
4.1. Đăng ký sổ hộ khẩu:
Theo Điều 10
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.
2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
4. Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
5. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
6. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
7. Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
8. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, muốn xác nhận có sổ hộ khẩu gốc thì cung cần dựa trên các thông tin và quy định về sổ hộ khẩu và Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
4.2. Các đối tượng được cấp Sổ hộ khẩu:
Các đối tượng được cấp sổ hộ khẩu theo điều 20 (Luật cư trú năm 2020) như sau:
1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.
4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
– Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
– Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
– Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
– Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
– Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Căn cứ nhu trên thì để có sổ hộ khẩu, Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. và Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định. Để xác nhận hộ khẩu gốc trong các trường hợp muốn chuyển đi sang các tỉnh khác hay bất kì một lí do nào khác cũng đều cần thực hiện theo thủ tục và quy định của pháp luật.