Để đánh giá về đạo đức của cá nhân tại trường học, nơi làm việc,…thì người ta thường xét hạnh kiểm. Chính vì tầm quan trọng của đạo đức mà ở một số công việc, khi đi xin việc cần có đơn xin xác nhận hạnh kiểm.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc là gì?
Xác nhận hạnh kiểm chính là việc mà cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xác nhận về nhân thân, lý lịch cho người có yêu cầu.
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc là văn bản để chứng minh nhân thân của người làm đơn về ý thức chấp hành pháp luật do
Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an xã, phường, thị trấn tại địa phương. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ theo hướng dẫn thì hồ sơ gửi lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.
Tuy nhiên, theo Luật lý lịch tư pháp, hiện nay pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương để xin việc mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, vi phạm pháp luật, tiền án tiền sự…
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc là loại đơn mà người làm đơn cung cấp tổng thể các thông tin cá nhân của mình, đồng thời thể hiện mong muốn, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xác nhận hạnh kiểm của người làm đơn, cũng như mục đích của việc xác nhận hạnh kiểm để xin việc
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm chính để xin việc là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định có xác nhận hạnh kiểm cho người làm đơn theo yêu cầu của người đó hay không thông qua các biện pháp xác minh về tình hình chấp hành pháp luật của người làm đơn tại địa phương.
Ngoài ra, đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc cũng là tài liệu mà người lao động cần cung cấp được khi người sử dụng lao động yêu cầu để tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của một người chính là
2. Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc:
Có 3 mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm để bạn có thể lựa chọn viết:
2.1. Mẫu 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi:
– Công an Phường (Xã): ……..
– Quận (Huyện): …….
Tôi đứng tên dưới đây là:………..
Ngày, tháng, năm sinh:……….
Nơi sinh:……..
Quê quán:………….Dân tộc:…….
Địa chỉ thường trú: ……….
Địa chỉ tạm trú:………..
Số CMND / Hộ chiếu:……..
Cấp ngày:……….Tại:……….
Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương……….
Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty…..
Ngày….. tháng……….năm 200……
Kính đơn
Xác nhận của địa phương
2.2. Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi:
Công an Phường (Xã): ………
Quận (Huyện): …….
Tôi tên là: …………
Ngày, tháng, năm sinh: ……….
Nơi sinh: ………..
Nguyên quán: …….. Dân tộc: …
Địa chỉ thường trú: ……
Địa chỉ tạm trú: …..
Số CMND/Hộ chiếu: ……… Cấp ngày: …….. Tại: …..
Kính mong Công an phường (xã) xác nhận về hạnh kiểm của tôi: từ trước đến nay bản thân tôi không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, cũng như không có vi phạm về an ninh trật tự tại địa phương.
Lý do để bổ túc hồ sơ: xin việc làm.
….., ngày……tháng…….năm…….
Kính đơn
Xác nhận của công an
Phường (Xã): ……….Quận (Huyện): ………
2.3. Mẫu 3:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi:
Công An Phường (Xã) ……..
Quận (Huyện) …………
Thành Phố (Tỉnh) ………….
Tôi tên là ………… sinh ngày ………. tháng ……… năm ………
Giấy CMND số …….. cấp tại Công An ……… ngày ……… tháng …… năm ……..
Hộ khẩu thường trú (tạm trú) tại ……..
Nay tôi viết đơn này, xin được chứng nhận trong quá trình sống tại địa phương, bản thân không vi phạm bất cứ quy định gì.
Lí do: ………
Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……., ngày….tháng….năm…..
NGƯỜI KHAI KÍ TÊN
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc:
– Đề gửi Cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang sinh sống để tiện cho việc xác minh tình hình chấp hành pháp luật tại địa phương của ban.
– Đối với người làm đơn: cần điền đầy đủ các thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số chứng minh thư (cả ngày cấp và nơi cấp), hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại.
– Lý do: có thể ghi ngắn gọn là “để xin việc”.
– Đơn phải được viết rõ ràng, không tẩy xóa.
– Không được viết gì vào phần xác nhận của công an.
4. Thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp:
Về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Đối với thủ tục yêu cầu cấp
–
+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp
– Cá nhân nộp
+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
– Cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 của Luật này.
Đối với thủ tục yêu cầu cấp
–
– Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.