Học sinh hay phụ huynh học sinh nếu như muốn đưa con em của mình vào học nội trú thì sẽ viết đơn và gửi cho Ban giám hiệu Nhà trường nơi học sinh sẽ theo học ở đó. Vậy đơn xin vào học nội trú là gì? Khi viết đơn thì học sinh, phụ huynh học sinh cần lưu ý những vấn đề nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin vào học nội trú là gì?
Đơn xin vào học nội trú là mẫu đơn do học sinh ( hoặc phụ huynh học sinh- trong trường hợp học sinh không thể tự mình viết đơn được) gửi cho Ban giám hiệu Nhà trường nơi học sinh sẽ theo học trong tương lai. Đơn xin vào học nội trú phải có nội dung và hình thức đầy đủ, chính xác mới dễ dàng cho việc Ban giám hiệu Nhà trường phê duyệt.
Mục đích của đơn xin vào học nội trú:
Đơn xin vào học nội trú là văn bản chứa đựng những thông tin của học sinh, phụ huynh của học sinh và nguyện vọng muốn được vào học nội trú tại Trường. Ngoài ra, đơn xin vào học nội trú sẽ là căn cứ để Ban giám hiệu Nhà trường xem xét nguyện vọng và phê duyệt cho học sinh được vào học nội trú trong trường.
2. Mẫu đơn xin vào học nội trú:
SỞ GD&ĐT……
TRƯỜNG ……
HIỆU TRƯỞNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
—————
ĐƠN XIN VÀO HỌC NỘI TRÚ
Năm học………..
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường…..
Họ và tên học sinh: ………..Giới tính…………
Ngày sinh:…….. Dân tộc …Lớp:…….
Nơi sinh: …….
Họ và tên bố:……. Nghề nghiệp….
Họ và tên mẹ: ,……Nghề nghiệp…
Nơi ở hiện nay:…..
Điện thoại liên lạc:……..
Sau khi nghiên cứu kỹ nội quy, quy định của nhà trường, gia đình và học sinh có nguyện vọng cho học sinh được vào nội trú tại Trường và cam kết tuân thủ đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường. Trong quá trình học tập và ở nội trú tại Trường nếu vi phạm, tùy theo mức độ nhà trường xử lý kỷ luật, gia đình và học sinh tự nguyện chấp hành Quyết định của nhà trường./.
……….., ngày…tháng…năm…
XÁC NHẬN CỦA PHỤ HUYNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA QUẢN SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA GVCN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin vào học nội trú:
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Ban Giám hiệu Nhà trường nơi mà người làm đơn sẽ theo học.
Phần nội dung của đơn xin vào học nội trú: Yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin cá nhân cũng như thông tin của phụ huynh học sinh. Đồng thời người làm đơn cần cam kết những thông tin đó là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm với Ban giám hiệu Nhà trường.
Cuối đơn xin vào học nội trú thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên cùng với sự xác nhận của phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường.
4. Một số quy định về trường phổ thông dân tộc nội trú:
Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này.
Ngoài các tổ quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, trường Phổ thông dân tộc nội trú được thành lập thêm không quá 03 tổ để thực hiện các lĩnh vực công tác giáo dục đặc thù của nhà trường như: Quản lý học sinh nội trú; Chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh nội trú; Tư vấn tâm lý, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú. Đồng thời việc thành lập các tổ của trường do hiệu trưởng nhà trường quyết định.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ sau:
1. Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hằng năm.
2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp.
3. Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh Phổ thông dân tộc nội trú.
4. Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
5. Tổ chức công tác nội trú cho học sinh, bảo đảm 100% học sinh của nhà trường được ăn, ở nội trú.
6. Theo dõi, thống kê số lượng học sinh đã tốt nghiệp hằng năm của nhà trường tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc trở về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất nhằm đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Điều kiện thành lập và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục tại trường phổ thông dân tộc nội trú:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
– Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
+ Trường Phổ thông dân tộc nội trú được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có quyết định thành lập trường;
– Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành ;
– Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;
– Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với mỗi cấp học theo quy định;
– Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của
– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
– Có Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép hoạt động giáo dục bao gồm:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.
2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có cấp Trung học phổ thông). Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp Trung học cơ sở.
Trình tự, thủ tục thành lập trường Phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện như sau:
+ Sở giáo dục và đào tạo chủ trì xây dựng đề án và phối hợp với các Cơ quan có liên quan thẩm định các nội dung và lập hồ sơ theo quy định của pháp luật để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập trường Phổ thông dân tộc nội trú. Trường hợp chưa quyết định thành lập trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản
Trình tự, thủ tục cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp Trung học cơ sở), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp Trung học phổ thông) nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định.
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện chỉ đào tạo cấp Trung học cơ sở), giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp Trung học phổ thông) ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có văn bản