Biên chế là số lượng người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin vào biên chế chính thức là gì?
Mẫu đơn xin vào biên chế chính thức là mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân người làm đơn kèm theo nội dung xin vào biên chế chính thức
Mẫu đơn xin vào biên chế chính thức là mẫu đơn được lập ra để cá nhân có nguyện vọng xin vào biên chế chính thức
2. Đơn xin vào biên chế chính thức:
Tên mẫu đơn: Đơn xin vào biên chế chính thức
Nội dung đơn xin vào biên chế chính thức gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN VÀO BIÊN CHẾ
Kính gửi: – Sở Giáo dục và Đào tạo ………
– Trường ……
Tên tôi là: ……
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi sinh: ……
Quê quán: ………
Trình độ chuyên môn: ……
Nghề nghiệp: ……
Giáo viên ……
Đơn vị công tác: …
Theo Quyết định số …………… của Sở Giáo dục và Đào tạo ……., tôi nhận công tác tại trường …………., từ ngày ………., được tạm xếp vào ngạch: giáo viên Trung học; mã ngạch: ………. hưởng ……….% mức lương hệ số: ……… và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành, thời gian thử việc là ……. tháng kể từ ngày đến nhận công tác.
Trong quá trình công tác thử việc, tôi luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi, phấn đấu tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các mặt khác, luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tôi nhận thấy bản thân tôi có đủ năng lực về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nên có đủ điều kiện để đứng trong đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước.
Đến nay tôi đã hết thời gian
Được vào biên chế tôi xin hứa tuyệt đối chấp hành mọi nội quy, quy định của đơn vị công tác, của ngành Giáo dục và những quy định chung của Nhà nước đối với cán bộ công chức. Và luôn cố gắng tự học, tự rèn luyện về mọi mặt để hoàn thiện bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
……, ngày …. tháng …… năm ………
Người viết đơn
(kí, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin vào biên chế chính thức:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin vào biên chế chính thức
– Thông tin cá nhân người làm đơn:
+ Họ tên
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Nơi sinh
+ Quê quán
+ Trình độ chuyên môn
+ Nghề nghiệp
+ Giáo viên
+ Đơn vị công tác
– Trình bày nội dung nguyện vọng xin vào biên chế chính thức
– Ký xác nhận
4. Quy định về biên chế chính thức:
Căn cứ theo
4.1. Xác định biên chế công chức:
+ Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
+ Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
+ Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ nêu trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
(Hiện hành theo Nghị định 21/2010/NĐ-CP còn căn cứ vào: Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực; Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành).
– Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hàng năm:
+ Chậm nhất là ngày 15/6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức về Bộ Nội vụ để thẩm định.
+ Chậm nhất là ngày 20/7 hằng năm, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.
+ Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.
– Xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
– Đưa vào xem xét phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm;
– Phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc sử dụng không đúng quy định về quản lý và sử dụng biên chế công chức…
4.2. Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm:
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về định mức biên chế công chức để xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương để bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định.
3. Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, ngành, địa phương quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
4.3. Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm:
1. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.
3. Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.
5. Kiến nghị, đề xuất.
4.4. Hồ sơ, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm:
1. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm, gồm:
a) Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;
b) Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.
2. Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định.
b) Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hằng năm, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.
c) Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.
4.5. Điều chỉnh biên chế công chức:
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin vào biên chế chính thức, hướng dẫn soạn mẫu đơn và một số quy định về biên chế công chức theo pháp luật hiện hành!