Kế toán trưởng là một người giữ vai trò quan trọng tại cơ, quan, tổ chức, doanh nghiệp nhưng vì một lý do nhất định mà phải xin từ chức. Để được chủ thể có thẩm quyền chấp thuận và việc xin từ chức không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân đó thì cá nhân phải thực hiện viết đơn xin từ chức.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin từ chức kế toán trưởng là gì?
Đơn xin từ chức kế toán trưởng là mẫu đơn do cá nhân đang giữ chức vụ kế toán trưởng tại một Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gửi cho Chủ thể có thẩm quyền ( Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự) để được chấp thuận cho việc từ chức của cá nhân đó vì một lý do nào đó. Trong đơn xin từ chức kế toán trưởng phải nêu được những nội dung về thông tin của cá nhân chức vụ kế toán trưởng, lý do tại sao từ chức,…
Đơn xin từ chức kế toán trưởng là văn bản chứa đựng những thông tin của cá nhân chức vụ kế toán trưởng, lý do tại sao từ chức,…. Đồng thời, đơn xin từ chức kế toán trưởng sẽ là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét và chấp thuận việc từ chức của cá nhân giữ chức vụ kế toán trưởng.
2. Mẫu đơn xin từ chức kế toán trưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
Địa danh , ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN TỪ CHỨC KẾ TOÁN TRƯỞNG
– Căn cứ Điều lệ công ty
– Căn cứ
Kính gửi: Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự …
Tên tôi là: … Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số: …Cấp ngày: … Tại: …….
Nơi ở hiện nay: …
Công tác tại: ……
Chức vụ: Kế toán trưởng
Tôi xin trình với Quý cơ quan nội dung sau:
(Ví dụ: Vào Tháng … năm …, tôi được đảm nhiệm chức vụ kế toán trưởng của công ty cổ phần X. Trong thời gian tới, Tôi có dự định tiếp tục theo đuổi chương trình đào tạo sau đại học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nên không thể đảm nhiệm tốt nhất chức vụ kế toán trưởng của Công ty. Vậy, tôi làm đơn này kính mong)
Do đó, tôi làm đơn này đề nghị chủ tịch Hội đồng quản trị/thành viên xem xét, giải quyết đơn từ chức của tôi.
Tôi xin hứa sẽ bàn giao toàn bộ công việc của mình cho kế toán trưởng mới, cam đoan không tiết lộ bí mật, thông tin, nội bộ công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của ……
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin từ chức kế toán trưởng:
Phần kính gửi của đơn xin từ chức kế toán trưởng thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc từ chức của cá nhân giữ chức vụ kế toán trưởng( Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự).
Phần nội dung của đơn xin từ chức kế toán trưởng: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết, lý do xin từ chức,…Người làm đơn cần cam kết những thông tin đã cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, chính xác, đầy đủ.
Cuối đơn xin từ chức kế toán trưởng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
+ Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ theo quy định của
+ Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của
4.1. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng:
+ Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
– Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Kế toán 2015;
– Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
– Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
+Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
4.2. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng:
+ Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
– Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015;
– Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
+ Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
+ Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều 55, Luật Kế toán 2015 còn có các quyền sau đây:
– Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
– Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
– Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
– Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
5. Chứng chỉ kế toán viên:
Quy định về chứng chỉ kế toán viên được quy định cụ thể tại Điều 57, Luật Kế toán 2015:
“1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.”
Đăng ký hành nghề
+ Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề
-Có năng lực hành vi dân sự;
-Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
-Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
+ Người có đủ các điều kiện thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
+ Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có
+ Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
– Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
– Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.