Hòa giải là cách thức phổ biến để giải quyết tranh chấp trong đời sống nói chung và tranh chấp lao động nói riêng. Dưới đây là mẫu đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN THÔI THAM GIA HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG
Kính gửi: …
Tên tôi là (viết chữ in hoa): …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nam, Nữ: …
Được bổ nhiệm là hòa giải viên lao động tại … (tên địa bàn) theo Quyết định số …. /QĐ-UBND ngày …. tháng …. năm …. của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố …
Nay tôi xin thôi làm hòa giải viên lao động kể từ ngày … tháng … năm …
Lý do (trình bày ngắn gọn): …
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của cơ quan đang công tác (nếu có) (Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu) | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Quy định về những trường hợp miễn nhiệm hòa giải viên lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 184 của
– Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hòa giải viên lao động đó không đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn căn cứ theo quy định tại Điều 92 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Hòa giải viên lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của các bên hoặc lợi ích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;
– Hòa giải viên lao động có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy chế quản lý của hòa giải viên lao động được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên theo quy định của pháp luật khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng lao động đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng được chấp nhận bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định tại quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định về trình tự và thủ tục miễn nhiệm đối với hòa giải viên lao động, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp hòa giải viên thuộc một trong những điều kiện bị miễn nhiệm theo quy định của pháp luật nêu trên, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội sẽ có văn bản đề nghị đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tiến hành hoạt động xem xét và miễn nhiệm đối với hòa giải viên lao động đó;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành hoạt động xem xét và ra quyết định miễn nhiệm đối với hòa giải viên lao động.
3. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục cử hòa giải viên lao động:
Pháp luật hiện nay còn quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cử hòa giải viên lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định về thẩm quyền và trình tự thủ tục cử hòa giải viên lao động. Theo đó thì việc cử hòa giải viên lao động sẽ được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Lao động thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội, quá trình cử hòa giải viên lao động sẽ được thực hiện theo phân cấp phù hợp với quy định của pháp luật trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trình tự và thủ tục cử hòa giải viên lao động sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề cũng như yêu cầu về hỗ trợ cho quá trình phát triển quan hệ lao động sẽ được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc gửi trực tiếp đến hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ những đối tượng tranh chấp để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 12 ngày được tính kể từ ngày tiếp nhận đơn của các chủ thể có nhu cầu, hòa giải viên lao động sẽ phải chuyển đơn đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội đang trực tiếp quản lý hòa giải viên lao động đó để tiến hành hoạt động phân loại xử lý theo quy định của pháp luật;
– Sau đó trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu, căn cứ theo phân cấp quản lý thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tài nguyên và môi trường hoặc Bộ tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động để giải quyết vụ việc đó theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, thì trong thời gian 12 giờ làm việc được tính kể từ khi tiếp nhận đơn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào phân cấp quản lý, ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này vẫn sẽ được xác định là Sở lao động thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của từng vụ việc khác nhau mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội có thể cử ra một hoặc một số hòa giải viên lao động để cùng tham gia giải quyết vụ việc đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.