Việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập phải được thực hiện thực theo trình tự, thủ tục của pháp luật, trước hết là tổ chức đó phải viết đơn xin thành lập gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ ngoài xã hội công lập là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập là gì?
Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ ngoài xã hội công lập là mẫu đơn hành chính do tổ chức bảo trợ ngoài công lập gửi cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét. Trong đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội sẽ phải có hình thức và nội dung đầy đủ , chính xác theo quy định của pháp luật.
Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập là văn bản ghi chép lại những thông tin của tổ chức bảo trợ xã hội ngoài công lập và việc đề nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết thực hiện thủ tục thành lập tổ chức bảo trợ ngoài công lập. Khi nhận được đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ ngoài xã hội thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiếp nhận và tiến hành giải quyết vấn đề của cơ sở bảo trợ ngoài công lập đó.
2. Mẫu đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày tháng năm …
ĐƠN XIN THÀNH LẬP
(tên cơ sở) …
Kính gửi: ……
Căn cứ Nghị định 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Sau khi xây dựng Đề án thành lập: (Tên cơ sở) ………..
Chúng tôi gồm:
1) ………
2)………
Làm đơn này trình ……
kèm theo các loại giấy tờ theo quy định, xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi
Khi (Tên cơ sở) …….. được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội và ổn định tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Người đại diện theo pháp luật
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập:
Phần kính gửi, tổ chức bảo trợ xã hội ngoài công lập sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc thành lập tổ chức bảo trợ xã hội ngoài xã hội.
Phần nội dung của đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập: yêu cầu ghi cụ thể tên của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập muốn thành lập, những thành viên của tổ chức. Tổ chức bảo trợ xã hội ngoài công lập sẽ nộp đơn kèm theo các loại giấy tờ theo quy định, xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi.
Tổ chức bảo trợ xã hội ngời công lập sẽ cam kết khi tổ chức được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội và ổn định tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Cuối đơn thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức sẽ ký, ghi rõ họ tên, đong dấu.
4. Thủ tục thực hiện thành lập tổ chức bảo trợ xã hội ngoài công lập:
Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax.
– Các nhiệm vụ của cơ sở;
– Vốn điều lệ;
– Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên sáng lập;
– Quyền và nghĩa vụ của thành viên sáng lập;
– Cơ cấu tổ chức quản lý;
– Người đại diện theo pháp luật của cơ sở;
– Thể thức thông qua quyết định của cơ sở; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho cán bộ và nhân viên tại cơ sở;
– Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu cơ sở mua lại phần vốn góp;
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ;
– Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của cơ sở;
– Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế của cơ sở.
Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở khi đăng ký thành lập phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên. Quy chế hoạt động của cơ sở được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập:
– Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội
– Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội
– Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;
– Quy chế hoạt động
– Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;
– Có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động;
– Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngòai công lập:
+ Bước 1: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin thành lập cơ sở bảo trợ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ.
+ Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ Xã hội. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Tổ chức bảo trợ xã hội ngời công lập có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở được quy định tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội được thể hiện như sau:
+ Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
– Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông; môi trường có cây xanh, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng;
– Có hệ thống thoát nước; có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp phù hợp để xử lý rác, chất thải;
– Cổng cơ sở có biển ghi tên và địa chỉ rõ ràng; có tường rào và đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cơ sở;
– Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời;
– Đối với cơ sở ở khu vực nông thôn, miền núi có ít nhất một khu vườn, cột cờ và không gian phù hợp cho đối tượng tập thể dục, thể thao và vui chơi. Nếu có ao, hồ thì cần được rào lại, bảo đảm an toàn cho đối tượng; có khu đất để tăng gia, sản xuất phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở; khu chăn nuôi gia súc, gia cầm cách xa khu vực văn phòng và nhà ở.
+ Cơ sở vật chất của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
– Hệ thống nhà làm việc, nhà ở phải kiên cố, đảm bảo an toàn, tránh được mưa bão;
– Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
– Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;
– Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;
– Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính;
– Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;
– Có khu vui chơi, khu sản xuất và lao động trị liệu cho đối tượng;
– Có bếp và phòng ăn chung cho đối tượng;
– Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng;
– Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em;
– Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận, sử dụng thuận tiện.