Cá nhân đủ điều kiện, có mong muốn thì có thể thành lập câu lạc bộ, khi thực hiện hoạt động thành lập câu lạc bộ nghệ thuật trong trường học thì các cá nhân cần có đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật là gì?
Đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật là văn bản do cá nhân viết, gửi lên Ban giám hiệu nhà trường hoặc chủ thể có thẩm quyền khác để xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật.
Đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật được dùng để các cá nhân kê khai những thông tin cần thiết, và thể hiện mong muốn được thành lập câu lạc bộ nghệ thuật. Và đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật cũng là một trong những căn cứ để chủ thể có thẩm quyền quyết định cho thành lập câu lạc bộ nghệ thuật.
2. Mẫu đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày…tháng…năm…(1)
ĐƠN XIN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT
Kính gửi: HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG…….. (2)
PHÒNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG…
Căn cứ Nội quy, quy chế Trường ……(2)
Tôi tên là…….Sinh ngày…… (3)
Giấy chứng minh nhân dân số:…. cấp ngày …/…/… tại …… (4)
Hộ khẩu thường trú: số……, đường……., phường…….., quận………, thành phố……(5)
Chỗ ở hiện tại: số………, đường……., phường………, quận…….., thành phố…….(5)
Điện thoại liên hệ:……
Hiện đang là giảng viên khoa Giáo dục thể chất Trường……….(2)
Tôi xin trình bày với Nhà trường nội dung sau:
Hiện nay, phong trào thể dục, thể thao của các sinh viên trong trường đang được nâng cao. Các em đang có những hoạt động vô cùng bổ ích và lành mạnh, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe như chạy bền, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền. Tuy vậy, do điều kiện về cơ sở vật chất không thể đáp ứng hết những môn thể thao trên, tôi đề nghị nhà trường xem xét cho tôi được thành lập câu lạc bộ nghệ thuật Trường…….(2). . Cụ thể câu lạc bộ như sau: (6)
– Chủ nhiệm câu lạc bộ: ……
– Phó chủ nhiệm câu lạc bộ: ……
– Đối tượng tham gia: ……
– Kinh phí hoạt động: ……
– Mục đích thành lập: ……
– Các hoạt động chủ yếu:……
– Thời gian hoạt động: ……
Trên đây là những thông tin cơ bản về câu lạc bộ nghệ thuật Trường ….. (2)
Tôi kính đề nghị Nhà trường xem xét và tạo điều kiện để tôi và các sinh viên trong trường có một môi trường rèn luyện thể thao chuyên nghiệp sau những giờ học căng thẳng.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn
(2) Ghi tên trường mà cá nhân mong muốn thành lập Câu lạc bộ nghệ thuật
(3) Ghi tên, ngày sinh theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân
(4) Ghi thông tin theo Chứng minh nhân dân như về số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
(5) Ghi Sổ hộ khẩu, địa chỉ thường trú, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
(6) Ghi các thông tin dự kiến về câu lạc bộ sẽ được hình thành, như ghi tên Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ, ai là người có thể tham gia câu lạc bộ, kinh phí để cậu lạc bộ hoạt động,…
3. Quy định về thành lập câu lạc bộ nghệ thuật:
3.1. Điều kiện thành lập câu lạc bộ nghệ thuật:
Câu lạc bộ nghệ thuật là một dạng hội- tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ- CP). Do vậy các điều kiện để thành lập câu lạc bộ nghệ thuật phải đảm bảo các điều kiện thành lập hội theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ- CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, cụ thể các điều kiện như sau:
– Hội có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
– Hội có điều lệ; có trụ sở;
– Hội có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể. (Điều 5)
Bên cạnh đó, thành lập câu lạc bộ nghệ thuật tại các trường đại học thì điều kiện để thành lập câu lạc bộ như sau:
“Căn cứ vào nguyện vọng của sinh viên, trên cơ sở có đủ điều kiện, Ban Chấp hành Hội Sinh viên trường hoặc Ban Chấp hành Đoàn trường (nơi đã thành lập Ban vận động thành lập Hội Sinh viên) ra quyết định thành lập chi hội (Câu lạc bộ, đội, nhóm), chỉ định Ban Chấp hành lâm thời chi hội và quyết định kết nạp hội viên.
Các chi hội thành lập theo cơ cấu lớp (đối với các trường đào tạo theo tín chỉ thì căn cứ điều kiện cụ thể, Hội Sinh viên trường tổ chức cơ cấu chi hội cho phù hợp); các câu lạc bộ, đội nhóm được thành lập khi có từ 3 hội viên trở lên. (Mục II Hướng dẫn số 02 -HD/TWHSV Hướng dẫn thực hiện điều lệ Hội Sinh viên)
3.2. Quy trình thành lập câu lạc bộ nghệ thuật:
Quy trình thành lập câu lạc bộ nghệ thuật sẽ phù thuộc vào từng quy định của hội sinh viên tại các trường đại học, nhưng cơ bản sẽ có các nước sau:
Trình bày với Hội cấp trên về phương án thành lập câu lạc bộ nghệ thuật
– Nhóm sinh viên tự khảo sát tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên sau đó trình bày với cấp quản lý, có thể là hội sinh viên tại trường học về phương án thành lập. Phương án thành lập phải đảm bảo việc thành lập câu lạc bộ nghệ thuật phù hợp với chủ trương, định hướng hoạt động của Nhà trường và của Hội Sinh viên Trường; hoạt động của câu lạc bộ nghệ thuật không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa, công việc nghiên cứu khoa học của sinh viên.
– Cấp quản lý (Hội sinh viên) trình bày với cấp chỉ đạo (có thể là Đoàn thanh niên của trường) về đề xuất thành lập câu lạc bộ nghệ thuật để xin ý kiến sau đó có phương án trả lời để nhóm sinh viên chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho việc thành lập câu lạc bộ nghệ thuật .
Chuẩn bị hồ sơ và trình với Hội cấp trên:
– Nhóm sinh viên xây dựng Hồ sơ bao gồm Đề án thành lập câu lạc bộ nghệ thuật và Quy chế hoạt động tạm thời câu lạc bộ nghệ thuật ; giấy đề nghị thành lập câu lạc bộ nghệ thuật của Ban Chấp hành liên chi Hội; Đơn xin thành lập câu lạc bộ nghệ thuật để trình với Hội cấp trên (Đoàn thanh niên trường)
– Sau khi có xác nhận của cấp quản lý, nhóm sinh viên gửi Hồ sơ đã hoàn chỉnh về Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường.
Căn cứ trên điều kiện thực tế, tính khả thi và hồ sơ và quy trình thành lập, chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định thành lập câu lạc bộ nghệ thuật
Công nhận chính thức:
– Sau thời gian hoạt động (tối đa không quá 6 tháng), Ban chủ nhiệm/Ban Điều hành câu lạc bộ nghệ thuật lâm thời xin ý kiến Hội sinh viên quản lý để tổ chức Đại hội hội viên và bầu ra Ban Chủ nhiệm/Ban Điều hành câu lạc bộ nghệ thuật .
– Sau khi tổ chức Đại hội hội viên, câu lạc bộ nghệ thuật gửi hồ sơ chuẩn y về Ban câu lạc bộ nghệ thuật để Đoàn thanh niên trường xem xét ra quyết định hoạt động chính thức cho câu lạc bộ nghệ thuật .