Trong giai đoạn hiện nay, các khoản tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp khác mà người sử dụng trả cho người lao động thì tiền thưởng cũng là một vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm, đặc biệt tại thời điểm tết Âm Lịch. Vậy, mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 được hiểu như thế nào?
Thưởng Tết Âm Lịch, lương thứ 13 từ xưa cho đến nay vẫn luôn là một trong số các vấn đề được nhiều các chủ thể là những người lao động quan tâm bởi tiền thưởng Tết Âm Lịch, lương thứ 13 chính là phần thưởng của công ty dành cho nhân viên sau một năm lao động vất vả. Mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 là mẫu đơn được người lao động viết để gửi đến người sử dụng lao động xin được tăng tiền thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13. Mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 được sử dụng khá phổ biến hiện nay và có những ý nghĩa quan trọng.
Mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 được sử dụng vào mục đích sau đây:
Khi và mỗi dịp cuối năm, vấn đề về thưởng Tết Âm Lịch, lương thứ 13 luôn là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Để nhằm mục đích có thể đảm bảo quyền và những lợi ích cơ bản của mình, người lao động có thể viết đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 gửi đến nơi mình hiện đang làm việc. Và, thông qua mẫu đơn đó, người sử dụng lao động sẽ xem xét yêu cầu của người lao động và đưa ra các quyết định cụ thể về mức thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13.
2. Mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13:
2.1. Mẫu đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13 trong tình hình dịch bệnh Covid-19:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
ĐƠN XIN TĂNG THƯỞNG TẾT
Kính gửi: | – Ban Giám đốc Công ty ……… |
– Trưởng phòng ………………….. | |
– Trưởng phòng Hành chính nhân sự ……… |
Tôi tên là:…
Sinh ngày:……
Số CMND/CCCD:……. Cấp ngày:……. Tại:……
Tôi hiện đang là nhân viên phòng …….., thuộc bộ phận ….. của Công ty …..
Căn cứ vào
Tôi biết năm vừa rồi do ảnh hưởng dịch Covid-19, dù tốc độ sản xuất vẫn được duy trì, lao động không bị ngừng việc nhưng dịch bệnh đã tác động ít nhiều tới vùng sản xuất, cung ứng hàng hóa của công ty. Chính vì vậy, công ty gặp không ít khó khăn. Nhưng cả công ty đã đồng lòng, quyết tâm dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc mà đều đã vượt qua mọi khó khăn. Tổng kết năm 2021, công ty đạt tăng trưởng …..% và bản thân tôi cũng đạt được tăng trưởng …..% trong công việc.
Do đó, tôi mong công ty ghi nhận hiệu quả công việc, sự cố gắng của tôi khi đồng hành cùng công ty trong giai đoạn khó khăn và đạt được những thành tích nổi bật như vậy.
Tôi biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình hình lao động, việc làm và tiền lương, tiền thưởng của người lao động công ty ta bị giảm so với năm trước.
Tuy nhiên, rất mong Ban Giám đốc xem xét tăng thêm ít nhất là ……% tiền thưởng Tết cho tôi, tương đương mức thưởng là …. triệu đồng để đảm bảo công bằng cũng như là lời động viên, tạo ra động lực để tôi làm việc tốt hơn, cống hiến cho Công ty hiệu quả và đạt được những phát triển vượt bậc trong năm 2022.
Trân trọng kính gửi!
…, ngày …. tháng … năm …
Nhân viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
2.2. Đơn xin tăng thưởng tết Âm lịch số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
ĐƠN XIN TĂNG THƯỞNG TẾT
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty ……
Tôi tên là: ……. sinh ngày …., hiện đang là nhân viên ……. Của Công ty …..
Căn cứ vào Bộ luật lao động 2019 và tình hình thực tế nên tôi viết đơn này mong Ban Giám đốc xem xét tăng thưởng Tết cho tôi. Bởi các lý do nêu sau:
– Năm ….. kinh tế Việt Nam tăng trưởng …….% và Công ty ta tăng trưởng ……%.
– Doanh số năm ….. của tôi tăng …….% so với năm …..
Như vậy, việc tăng thưởng tết cho tôi là cần thiết để phù hợp với chất lượng làm việc nổi trội của tôi trong thời gian qua và sự tăng trưởng của Công ty, nền kinh tế nước nhà.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét tăng ít nhất là ……% tiền thưởng Tết cho tôi từ ngày …….; có như vậy mới đảm bảo tính công bằng và hiệu quả, tạo ra động lực để tôi làm việc tốt hơn và cống hiến cho Công ty nhiều hơn.
Người làm đơn
GIÁM ĐỐC
2.3. Đơn xin tăng thưởng tết Âm lịch số 3:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……, ngày …..tháng…..năm 20….
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: tăng tiền thưởng tết Âm lịch …)
Kính gửi: | – Ban giám đốc – Công ty ……… |
– Trưởng phòng …… |
Tôi tên là:… Sinh ngày……
Hiện đang là nhân viên … – Công ty…
Vừa qua tôi có nhận được Quyết định Số …… của Ban giám đốc với nội dung quy định về thưởng Tết Âm lịch ….
Nay tôi viết đơn này, nhằm kiến nghị với Ban giám đốc xem xét tăng tiền thưởng Tết âm lịch .. cho tôi với những lý do sau:
– Trong năm …, tôi có …
– Tháng …, tôi được…
– Ngoài những thành tích cụ thể trong công việc như nêu trên tôi còn rất năng nổ trong các hoạt động phong trào, tạo được cho các đồng nghiệp, các nhân viên mới sự hứng khởi, niềm cảm hứng trong công việc.
Với những lý do trên, tôi rất mong được Ban giám đốc xem xét để điều chỉnh mức thưởng Tết cho tôi lên thêm … để tôi sung túc, vui vẻ hơn qua đó sẽ có một tinh thần hăng hái để làm việc hiệu quả hơn nữa trong năm …
Trân trọng kính gửi!
.….., ngày…..tháng…..năm…
Nhân viên
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin tăng thưởng tết Âm Lịch, lương thứ 13:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ thông tin về Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên biên bản.
+ Thông tin nơi gửi biên bản.
– Phần nội dung:
+ Thông tin người làm đơn.
+ Thông tin nơi làm việc.
+ Nêu mong muốn tăng thưởng Tết, lương tháng thứ 13.
+ Mức thưởng mong muốn.
– Phần kết:
+ Thông tin về thời gian và địa điểm làm đơn.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Quy định về mức thưởng Tết:
Trong giai đoạn hiện nay, theo quy định của pháp luật thì thực chất sẽ không đưa ra một quy định cụ thể về mức thưởng tết mà việc các tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp sẽ thực hiện thưởng tết theo quy định của Bộ luật lao động 2019. Cụ thể thì quy chế thưởng cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định và tham khỏa ý kiến của tổ chức đại diện các chủ thể là người lao động.
Khoản thưởng đối với người lao động được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của các chủ thể là những người lao động.
Các chủ thể là những người lao động sẽ được thưởng tết nếu như người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận trong
– Các doanh nghiệp cũng có quyền được không thưởng tết cho các chủ thể là những người lao động nếu kinh doanh không có lãi hoặc người lao động không hoàn thành công việc được giao.
5. Quy định mới về tháng lương thứ 13:
Dựa theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì việc người sử dụng lao động trả tháng lương thứ 13 cho người lao động sẽ được thỏa thuận từ khi làm việc, thỏa thuận rõ ràng và cụ thể ở trong hợp đồng lao động và trong quá trình tuyển dụng giữa chủ thể là người lao động và người sử dụng lao động.
Khoản tiền lương tháng 13 sẽ được xem như là một khoản tiền chính thức để người sử dụng lao động trả cho các đối tượng là những người lao động đúng theo thỏa thuận của các bên. Việc thoả thuận như vậy cũng giúp đảm bảo nhu cầu của người lao động cũng như giúp cho người lao động yên tâm làm việc và tích lũy dự phòng. Đây cũng là cách doanh nghiệp sử dụng để có thể giữ được nhân sự của mình và cạnh tranh với những doanh nghiệp khác không có khoản lương thứ 13 này.
Mặc dù mức lương có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp thực hiện chi trả lương tháng 13 còn phù thuộc vào tình hình kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và kết quả làm việc của các chủ thể là những người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay các chủ thể là những người lao động không hoàn thành công việc thì nhiều khả năng sẽ không được nhận lương tháng thứ 13.
Đối với mỗi doanh nghiệp, các chủ thể là những người sử dụng lao động có cách tính lương tháng 13 khác nhau, không cố định bằng công thức cụ thể.