Khi học sinh, sinh viên vì lý do nào đó mà không muốn học những tín chỉ mà mình đã đăng ký trước đó thì có thể xin rút tín chỉ tại phòng Đào tạo của Trường/ Học viện. Muốn xin rút tín chỉ thì học sinh, sinh viên cần làm đơn xin rút tín chỉ. Vậy mẫu đơn xin rút tín chỉ là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút tín chỉ là gì?
Mẫu đơn xin rút tín chỉ là mẫu đơn xin rút tín chỉ là mẫu đơn được cá nhân học sinh, sinh viên lập ra và gửi tới phòng đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường.
Mẫu đơn xin rút tín chỉ được dùng để xin về việc được rút tín chỉ cho kỳ học tới. Mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên làm đơn, lý do xin rút và số lượng tín chỉ xin rút.
2. Mẫu đơn xin rút tín chỉ:
TRƯỜNG …………
KHOA………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
ĐƠN XIN RÚT BỚT HỌC PHẦN ĐÃ ĐĂNG KÝ
HỌC KỲ ………, NĂM HỌC …….. – ……..
Kính gửi:
– Ban Giám hiệu trường………..(1)..
– Phòng quản lý đào tạo
– Giáo viên cố vấn học tập khoa:……(2
Tôi tên: ………… Mã số sinh viên: …………(3).
Ngày tháng năm sinh: ……………. Số điện thoại liên hệ: ….(4)
Khoa: …………….. Lớp sinh viên: ……..(5)
Ngành: ………… Chuyên ngành: …………..(6)
Tổng số tín chỉ của các học phần đã đăng ký cho học kỳ …….., năm học 201……. – 201……. là ……….. tín chỉ. Nay, vì lý do:… (7)………………… , nên tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám Hiệu, phòng Quản lý đào tạo, Giáo viên cố vấn học tập xem xét giải quyết cho tôi được rút bớt học phần đã đăng ký như sau:
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Lý do
Tôi cam kết chịu trách nhiệm về đề nghị rút học phần này. Kính đề nghị Nhà trường xem xét giải quyết cho tôi theo nguyện vọng.Số học phần xin rút bớt:……….., số tín chỉ xin rút bớt: ………….. – Số tín chỉ còn lại : …………(8)
Tôi trân trọng cảm ơn.
…..ngày……tháng……..năm…….
Phòng Đào tạo
Ý kiến của GVCN
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên Ban giám hiệu nhà trường
(2): Điền giáo viên cố vấn học tập khoa
(3): Điền tên, mã sinh viên
(4): Điền ngày, tháng, năm sinh, số điện thoại
(5): Điền khoa, lớp học
(6): Điền chuyên ngành, ngành học
(7): Điền lý do
(8): Điền số tín chỉ xin rút
4. Quy định về Tín chỉ và Học phần:
Học phần và Tín chỉ
– Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
– Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
+ Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
+ Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
– Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
– Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
– Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.
– Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
– Một tiết học được tính bằng 50 phút.
Rút bớt học phần đã đăng ký
– Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
– Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
+ Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường;
+ Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;
+ Không vi phạm khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.
Đăng ký học lại
– Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
– Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
– Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
Nghỉ học tạm thời
– Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
+ Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
+ Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;
+ Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.
– Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .
Bị buộc thôi học
– Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
+ Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
+ Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa;
+ Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này;
+ Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
– Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải
Học cùng lúc hai chương trình
– Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
– Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
+ Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;
+ Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;
+ Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;
– Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
– Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
– Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Chuyển trường
– Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
+ Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;
+ Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
+ Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
+ Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.
– Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
+ Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
+ Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
+ Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
+ Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
– Thủ tục chuyển trường:
+ Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;
+ Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.