Ứng cử viên muốn rút khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân phường cần làm đơn xin rút khỏi Hội đồng nhân dân phường. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút khỏi Hội đồng nhân dân phường là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin rút ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là văn bản được lập ra để xin được rút ứng của đại biểu hội đồng nhân dân, nội dung mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, lý do xin rút…
Mục đích của mẫu đơn xin rút ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân: khi người ứng cử muốn rút khỏi Hội Đồng nhân dân muốn rút khỏi danh sách ứng của Hội Đồng nhân dân sẽ lập đơn xin rút khỏi Hội đồng nhân dân phường, mẫu đơn thể hiện ý chí của người viết đơn gửi đến Hội đồng nhân dân phường.
2. Mẫu đơn xin rút khỏi Hội đồng nhân dân phường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RÚT TÊN ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Kính gửi: Hội đồng nhân dân ………
Tôi là: …………. Sinh ngày:…………………….
Dân tộc:…….…. Giới tính: ……
CMND/CCCD số: ………
Cấp ngày:…….Nơi cấp: ………
Hộ khẩu thường trú: …………
Nơi ở hiện tại: ………
Điện thoại:………. Email:………
Tôi làm đơn này xin rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân………
Lý do: Trình bày cụ thể về lý do xin rút hồ sơ (ví dụ: sức khỏe yếu; gia đình chuyển đi nơi khác sinh sống,…)
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể được rút tên khỏi danh sách ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Để chứng minh những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật, tôi xin gửi kèm theo đơn
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ thông tin của người đề nghị: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, quê quán, nơi ở hiện nay, đơn vị công tác;
(2) Ghi rõ lý do xin rút khỏi Hội đồng nhân dân phường.
Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến sát hạch cấp giấy phép lái tàu?
4. Những quy định liên quan đến việc rút khỏi Hội đồng nhân dân phường:
4.1. Nộp hồ sơ ứng cử:
Được quy định tại Điều 36 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015:
– Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia;
Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên;
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và
– Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
– Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
4.2. Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:
Được quy định tại Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015:
– Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của
– Người đang bị khởi tố bị can.
– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của
– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4.3. Xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:
Được quy định tại Điều 60 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015:
– Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
– Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4.4. Khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử:
Được quy định tại Điều 61 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015:
– Công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử. Việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được thực hiện như sau:
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội được gửi đến Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia là quyết định cuối cùng;
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định, cuối cùng;
Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị nhận được theo thẩm quyền.
– Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) quyết định xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và
– Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo không có họ, tên người tố cáo hoặc mạo danh người khác để tố cáo.
– Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân khóa mới ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.