Đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và cho phép chủ thể làm đơn rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của chính cá nhân đó vì một số lý do nhất định.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có vài trò vô cùng quan trọng, là điều kiện để các thí sinh tiếp tục xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc đăng ký học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Không những thế, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được xem như chìa khóa dẫn đến tương lai và thành công. Cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để các cá nhân có thể đi du học; xuất khẩu lao động; làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các thủ tục liên quan… Mẫu đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được lập ra và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn cuộc sống.
Như ai cũng đã biết, để lấy được một tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, thì bản thân phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện ít nhất 3 năm, tham dự khóa thi toàn quốc để được xét điểm và lấy bằng. Sau khi các cá nhân nộp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho các cơ sở, tổ chức doanh nghiệp và vì một số những nguyên nhân cần rút lại bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì các đối tượng cần làm đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Mẫu đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là mẫu đơn được lập ra để xin được rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Mẫu đơn nêu rõ thông tin nơi tiếp nhận đơn, người làm đơn, lý do và hoàn cảnh viết đơn, các tài liệu, văn bản liên quan…
2. Mẫu đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RÚT BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Kính gửi: – Công ty……………
– Ban Giám đốc công ty…………………
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
– Căn cứ
– Căn cứ….;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là: ………
Sinh ngày …….tháng ……năm…… Giới tính:………
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…….
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay ………
Điện thoại liên hệ: ………
Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc như sau:
Tôi là……. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: người lao động của Quý Công ty,…)
Làm việc theo
Số sổ BHXH/Số định danh:……
Chức vụ:……
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, như, trình bày về việc bạn đã xin nghỉ việc nhưng sau một thời gian dài, công ty không chịu trả lại bằng tốt nghiệp trung học phổ thông mà bạn đã nộp cho công ty trước đó)
Căn cứ Điều 17
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”
Tôi đề nghị Quý công ty giải quyết những nội dung sau:..…
(đưa ra các đề nghị của bạn, như: Đề nghị Quý công ty trả lại bản gốc Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đã nhận của tôi vào ngày… cho Quý công ty muộn nhất là vào ngày…/…./…)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý công ty xem xét và tổ chức giao trả lại Bản gốc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của tôi trong thời gian sớm nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu dưới đây để chứng minh cho những thông tin mà tôi đã đưa ra:
1./…
2./…. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn đã gửi kèm, nếu có)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn (Công ty, ban giám đốc công ty) hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin chủ thể xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý do, hoàn cảnh rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Đề nghị công ty trả lại bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Cam đoan của chủ thể xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Một số những văn bản, tài liệu liên quan chứng minh thông tin đã đưa ra.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên của chủ thể xin rút bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
4. Thời hạn cấp, thủ tục xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông:
4.1. Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc:
Theo Điều 28 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định nội Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc như sau:
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.
4.2. Thủ tục xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông:
Căn cứ pháp lý: Điều 31 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ban hành Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân:
– Hồ sơ đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gồm:
+ Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 của Quy chế này thì phải xuất trình
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại điểm a, b, c khoản này kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
– Trình tự cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được quy định như sau:
+ Người đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc;
+ Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;
+ Đối với trường hợp cùng một lúc yêu càu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm b khoản này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ căn cứ sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao hoặc không cấp bản sao cho người yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu và nêu rõ lý do theo thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.