Trong quá trình điều trị bệnh nếu bệnh nhân có thể trạng tốt, sức khỏe tiến triển nhanh và bình phục nhanh hơn so với thời gian bác sĩ dự kiến điều trị cho bệnh nhân, qua kiểm tra nếu bệnh nhân cảm thấy ổn định và muốn được ra viện sớm thì bệnh nhân hoàn toàn có thể viết đơn xin ra viện sớm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin ra viện sớm là gì?
Đơn xin ra viện sớm là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị với cơ sở y tế xem xét và chấp nhận cho chủ thể này ra việc trước thời hạn theo nguyện vọng của
Đơn xin ra viện sớm là văn bản để đề nghị lên Bệnh viện, cơ sở y tế xem xét để bệnh nhân xin được ra viện sớm.
2. Mẫu đơn xin ra viện sớm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RA VIỆN SỚM
Kính gửi:
– Bệnh viện/cơ sở y tế…
– Ban Giám đốc bệnh viện/cơ sở y tế…
(Hoặc chủ thể có thẩm quyền khác)
– Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
– Căn cứ ……..;
– Căn cứ vào nhu cầu của bản thân.
Tên tôi là: ……
Sinh ngày ….tháng ………năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số …………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
Tôi xin trình bày với Quý bệnh viện sự việc như sau:
Tôi là……………. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, như, bố/mẹ của:
Bệnh nhân:…….. Sinh năm:………….
Giấy CMND/thẻ CCCD số …………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….
Hiện đang được điều trị tại Phòng bệnh số:……….. Khoa……….. của Quý bệnh viện.
Ngày nhập viện:………….
Ngày xuất viện dự kiến (nếu có):……
Tuy nhiên, do:……
(Trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn để xin ra viện sớm, như hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,…)
Nên tôi làm đơn này để đề nghị Quý bệnh viện xem xét và tổ chức cho Bệnh nhân:…… đang điều trị tại….. ra viện sớm. Cụ thể là vào ngày…/…./……..
Tôi và gia đình xin hứa, nếu Quý bệnh viện chấp nhận đề nghị này của tôi, chúng tôi sẽ….. (cam đoan về việc tiếp tục chăm sóc/ tiếp tục điều trị tại bệnh viện cho bệnh nhân nếu có chuyển biến khác thường)
Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên là đúng sự thật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin và lưu ý:
– Khi xuất viện, bạn cần nhận đủ các giấy tờ sau đây
+ Đơn thuốc (nếu có)
+ Tóm tắt xuất viện có chữ ký của bác sĩ, Giám đốc hoặc Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp và có đóng mộc xác nhận của bệnh viện.
+ Trong trường hợp cần thiết, phòng Kế hoạch Tổng hợp sẽ cung cấp các kết quả chẩn đoán hình ảnh và kết quả xét nghiệm cho người bệnh.
+Giấy hẹn tái khám (nếu người bệnh có BHYT) trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Đối với người bệnh không sử dụng BHYT, bệnh viện sẽ sẽ ghi nhận ngày tái khám vào giấy ra viện của người bệnh.
4. Vấn đề liên quan:
Quy trình xuất viện:
Bước 1: Bạn sẽ được nhận
Bước 2: Bạn kiểm tra bảng kê chi phí và ký tên xác nhận, sau đó bạn đóng viện phí đúng số tiền còn lại sau khi đã trừ phần tạm ứng tại phòng thanh toán ra viện (Mặt trước khoa Khám bệnh)
Bước 3: Nhận giấy xuất viện và thẻ BHYT bản gốc tại phòng thanh toán ra viện, thuốc, đơn thuốc điều trị sau xuất viện tại khoa điều trị.
Bước 4: Trả lại chìa khóa phòng (nếu có), thẻ chăm bệnh, vật dụng khác (Quần áo, chăn, màn),…
Bước 5: Xuất viện.
Lưu ý:
Nếu cần cung cấp các giấy tờ như: Hóa đơn tài chính (VAT), giấy nghỉ ốm, giấy chứng nhận thương tích, các loại giấy xác nhận, giấy chỉ định…xin
Thông báo với điều dưỡng nếu cần hỗ trợ đưa người bệnh ra cổng, đăng ký xe cứu thương hoặc gọi taxi.
Trường hợp người bệnh cần lấy các kết quả xét nghiệm và các phim chụp X-Quang, CT scanner, MRI.. Bệnh viện sẽ in thêm và chỉ tính phí tiền in phim.
Thời gian xuất viện:
Thời gian xuất viện sẽ được bác sĩ hoặc điều dưỡng trưởng thông báo cho bạn.
Trong trường hợp xuất viện sau 12 giờ trưa, Bệnh viện sẽ tính thêm chi phí nửa ngày tiền phòng và sẽ là chi phí một ngày tiền phòng nếu xuất viện sau 20 giờ.
Đối với trường hợp thai sản, bạn sẽ xuất viện sau một ngày đối với sinh thường và sau 4 ngày đối với sinh mổ. Nếu xuất viện muộn hoặc lưu viện trước khi sinh hơn 24 giờ, quý khách sẽ phải thanh toán thêm.
Nhân viên tài chính sẽ cấp hồ sơ xuất viện bao gồm: giấy ra viện, thẻ BHYT bản gốc, tiền tạm ứng khi nhập viện (Nếu còn dư), hóa đơn viện phí.
Xuất viện trong giờ hành chính
Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 8 giờ 00 –đến 17 giờ 00; và thứ Bảy: 8 giờ 00 đến 14 giờ 00.
Người thận có thể hỗ trợ người bệnh hoàn tất thủ tục xuất viện có thể được người thân thực hiện giúp cho người bệnh.
Người bệnh hoặc người thân của người bệnh sẽ hoàn tất thủ tục thanh toán viện phí và xuất viện tại quầy viện phí trung tâm. Vui lòng mang theo giấy tạm ứng viện phí (nếu có). Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể thanh toán viện phí và thực hiện thủ tục xuất viện ngay tại phòng bệnh.
Nếu công ty bảo hiểm đồng ý chi trả viện phí ngoài bảo hiểm y tế, người bệnh vẫn phải làm thủ tục xuất viện tại quầy viện phí trung tâm để kiểm tra các khoản phí cần thanh toán và ký vào hóa đơn.
Xuất viện ngoài giờ hành chính
Người bệnh được hướng dẫn đến quầy Thu ngân của khoa Cấp cứu nằm tại tầng trệt khu Trụ sở chính để hoàn tất thanh toán viện phí và làm thủ tục xuất viện.
Xin lưu ý, bệnh viện không thể cung cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân xuất viện ngoài giờ hành chính
Người bệnh không có bảo hiểm
– Nhân viên thu ngân sẽ cung cấp Bảng kê chi tiết viện phí để bạn hay người nhà bạn có thể thực hiện và hoàn tất các thủ tục xuất viện
– Bạn cần thanh toán bằng tiền mặt. Chúng tôi không chấp nhận các hình thức thanh toán khác.
Người bệnh có bảo hiểm :Bạn cần lưu ý rằng các khoản chi phí không thuộc BHYT chi trả như: Đồ ăn, thức uống (gọi thêm hoặc yêu cầu đặc biệt), VTYT tiêu hao ngoài gói, chi phí phòng điều trị theo yêu cầu, chọn bác sĩ theo yêu cầu và một số chi phí dịch vụ y tế khác thì bạn cần đồng chi trả cùng với quỹ BHYT.
Thuốc mang về:
– Sau khi thanh toán xong, đưa hóa đơn thanh toán cho điều dưỡng để nhận thuốc mang về. Đồng thời điều dưỡng cũng sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc và theo dõi các diễn biến bất thường sau khi xuất viện.
Lưu ý để không quên nhận những thứ sau khi xuất viện:
– Đơn thuốc điều trị duy trì tại nhà của bác sĩ cùng với hướng dẫn cụ thể về các loại thuốc cũng như cách sử dụng.
– Giấy xác nhận nằm viện có chữ ký bác sĩ.
– Các kết quả chẩn đoán hình ảnh (X-quang, chụp cắt lớp), các xét nghiệm máu được thực hiện trong khi điều trị.
– Thông báo chi tiết quá trình điều trị nếu cần.
– Phiếu hẹn tái khám nếu có chỉ định của bác sĩ.
– Các đồ đạc bạn gửi tại khoa trước khi nhập viện.
– Các đồ đạc mang theo khi vào viện.
Chăm sóc sau điều trị:
– Những người bệnh có chỉ định khám lại/ tái khám sẽ được cấp Giấy hẹn tái khám.
Tái khám:
– Tái khám đúng lịch hẹn. Nếu sai hẹn, vui lòng liên hệ tổ CSKH để được hướng dẫn.
– Bạn cần tái khám trước lịch hẹn của bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau Vết mổ đau, sưng, rỉ dịch hoặc rỉ máu. Vùng mổ sưng to, không tập vận động được, Mệt, khó thở hoặc đi tiểu ra máu.
– Nếu ở xa nên lưu ý, nếu vết thương cần phải thay băng không nên tự ý thay băng tại nhà dễ gây biến chứng nhiễm trùng, cần liên hệ trạm y tế hoặc bệnh viện địa phương để được hỗ trợ chăm sóc.
Ngoài ra Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, thời điểm xuất viện là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 7 Điều 58 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể như sau:
– Khi tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặc người bệnh có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn của người hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
+ Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh;
+ Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
+ Chỉ định chế độ điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
+ Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
+ Làm giấy cho người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định này thì khi người bệnh điều trị nội trú, thời điểm tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặc người bệnh có yêu cầu được ra viện và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn của người hành nghề thì bệnh viện cho phép người bệnh làm thủ tục xuất viện.