Tổ chức văn nghệ được hiểu là các cuộc trình diễn nhiều tiết mục văn nghệ của một hay nhiều đơn vị ở một thời điểm và không gian nhất định. Việc tổ chức văn nghệ phải được sự đồng ý của nơi quản lý địa điểm tổ chức văn nghệ, kèm theo mẫu đơn xin phép tổ chức văn nghệ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin phép tổ chức văn nghệ là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin phép tổ chức văn nghệ là văn bản mà cá nhân, đơn vị gửi đến người quản lý nơi tổ chức muốn bày tỏ quan điểm xin phép để tổ chức chương trình nghệ thuật tại một địa chỉ nào đó, nội dung mẫu đơn ghi rõ thông tin người xin phép, thông tin chương trình…
Mục đích của mẫu đơn xin phép tổ chức văn nghệ: Mẫu đơn vừa là một văn bản xin phép, đồng thời là một nội dung
2. Mẫu đơn xin phép tổ chức văn nghệ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN PHÉP
TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
Kính gửi: -Thầy ……….. –Hiệu trưởng Trường ……
-Căn cứ: Nội quy Trường …
Tên em là (1)….
Học sinh lớp:…..
Hiện nay em đang là năm cuối cùng khóa …. của Trường ….. Trong khoảng thời gian này thì chúng em tập trung ôn thi nên nhà trường cũng không tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Vì là năm cuối nên chúng em mong muốn có những hoạt động có ý nghĩa và tạo ra sự gắn kết với nhau trong quãng thời gian còn lại của cấp …., do đó chúng em có mong muốn được tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ với sự tham gia của các lớp.
– Tên chương trình (2) ……
– Nội dung chương trình: ….
– Thời lượng chương trình: ….
– Người chịu trách nhiệm chương trình: …
– Thời gian: từ ….. ngày …/…/…. Đến ….. ngày …/…/….
– Địa điểm thực hiện: …….
Thay mặt cho nguyện vọng của các bạn học sinh đang là năm cuối của Trường em kính đề nghị Thầy … – Hiệu trưởng Trường … tạo điều kiện cho chúng em được tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ và góp phần tạo nên một khoảng thời gian thư giãn giải trí lành mạnh trước khi trải qua kỳ thi căng thẳng.
Chúng em xin cam đoan sẽ chấp hành đầy đủ nội quy của Trường …. và hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hành vi không đúng chuẩn mực học sinh trong quá trình buổi biểu diễn văn nghệ diễn ra.
Em xin chân thành cảm ơn và cam đoan về những nội dung trình bày của mình tại đơn này là chính xác.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ thông tin của người viết đơn: họ và tên, học sinh lớp;
(2) Ghi rõ thông tin chương trình: tên chương trình, nội dung chương trình, thời lượng chương trình, người chịu trách nhiệm chương trình, thời gian và địa điểm chương trình.
4. Những quy định liên quan đến tổ chức văn nghệ:
Các cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng:
Theo Điều 3 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghê quần chúng
– Thi, liên hoan văn nghệ quần chúng toàn quốc là thi, liên hoan văn nghệ quần chúng do ban, bộ, ngành ở Trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức ở Trung ương) tổ chức cho các diễn viên quần chúng đến từ các địa phương trong cả nước.
– Thi, liên hoan văn nghệ quần chúng khu vực là thi, liên hoan văn nghệ quần chúng do tổ chức ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cho các diễn viên quần chúng đến từ địa phương, đơn vị đóng trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khu vực.
– Thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp tỉnh là thi, liên hoan văn nghệ quần chúng do tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cho các diễn viên quần chúng đến từ các địa phương, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp huyện là thi, liên hoan văn nghệ quần chúng được tổ chức cho các diễn viên quần chúng đến từ các địa phương, đơn vị đóng trên địa bàn cấp huyện.
– Thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp xã là thi, liên hoan văn nghệ quần chúng được tổ chức cho các diễn viên quần chúng đến từ các đơn vị đóng trên địa bàn cấp xã.
Yêu cầu đối với tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng: Theo Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghê quần chúng
– Phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
– Phát hiện, bồi dưỡng tài năng, khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống.
– Đáp ứng nhu cầu giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa và giải trí lành mạnh của nhân dân.
– Đảm bảo an ninh, an toàn, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
Ban Tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng: Theo Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghê quần chúng
– Cơ quan, đơn vị tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng phải thành lập Ban Tổ chức.
– Trưởng Ban Tổ chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị ủy quyền, số lượng thành viên Ban Tổ chức phải bảo đảm quy định sau đây:
Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng toàn quốc: số lượng thành viên Ban Tổ chức không quá 10 người;
Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng khu vực: số lượng thành viên Ban Tổ chức không quá 8 người;
Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: số lượng thành viên Ban Tổ chức không quá 6 người.
– Ban Tổ chức có nhiệm vụ sau đây:
Ban hành quy chế tổ chức thi, liên hoan;
Đề xuất các giải thưởng của cuộc thi; mức tiền thưởng; hiện vật khen thưởng, vận động tài trợ;
Xây dựng quy chế chấm giải, trong đó nêu rõ tiêu chí chất lượng chuyên môn; thang, bảng điểm; cơ cấu giải; tên các giải; tiêu chí của từng giải;
Quyết định thành lập Ban Giám khảo, thư ký cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng;
Báo cáo tổng kết bằng văn bản đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Ban Giám khảo và thư ký cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng: Theo Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghê quần chúng
– Ban Giám khảo phải có năng lực phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật của cuộc thi, liên hoan; phải là hội viên hội văn học nghệ thuật đối với cuộc thi, liên hoan từ cấp huyện trở lên.
– Số lượng Ban Giám khảo gồm có: 01 Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và ít nhất là 03 ủy viên, nhiều nhất là 05 ủy viên. Thư ký cuộc thi, liên hoan ít nhất là 02 người, nhiều nhất là 04 người.
– Ban Giám khảo có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định, xếp loại chất lượng nghệ thuật từng tiết mục, chương trình.
Nội dung quy chế tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng: Theo Điều 7 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghê quần chúng
Quy chế của liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng bao gồm nội dung chủ yếu sau:
– Mục đích, yêu cầu.
– Thời gian, địa điểm tổ chức.
– Đối tượng, thành phần tham gia.
– Nội dung, hình thức, thể loại.
– Số lượng diễn viên, chương trình, tiết mục tham gia.
– Thời lượng mỗi chương trình tham gia.
– Thành phần Ban Giám khảo.
– Tiêu chí, cách thức chấm điểm, cơ cấu giải thưởng, tiền thưởng.
Tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng ngành văn hóa, thể thao và du lịch
– Việc tổ chức và thành lập Ban Tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng ngành văn hóa, thể thao và du lịch toàn quốc hoặc khu vực do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
– Việc tổ chức và thành lập Ban Tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng ngành văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Tổng kết cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng
– Trưởng Ban Giám khảo tổng kết chuyên môn, nhận xét đánh giá về nội dung, chất lượng nghệ thuật chương trình, tiết mục biểu diễn tại cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng.
– Trưởng Ban Tổ chức tổng kết công tác tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng, công bố các
– Ban Tổ chức cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả cuộc thi, liên hoan đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:
Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc: báo cáo kết quả bằng văn bản về Cục Văn hóa cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc;
Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp huyện: báo cáo kết quả bằng văn bản về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc;
Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp xã: báo cáo kết quả bằng văn bản về Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc.
Tổ chức thực hiện
– Cục Văn hóa cơ sở có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước đối với hoạt động thi, liên hoan văn nghệ quần chúng, bao gồm:
Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng; tổ chức và chỉ đạo tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng ngành văn hóa, thể thao và du lịch toàn quốc và khu vực;
Tiếp nhận hồ sơ, cấp huy chương vàng, huy chương bạc, giấy khen cho cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp toàn quốc và khu vực;
Kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình hoạt động thi, liên hoan văn nghệ quần chúng theo quy định tại Thông tư này.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư này; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức thi, liên hoan cấp tỉnh.