Trong nhiều trường hợp, vỉa hè đi bộ cũng có thể được ngăn cách với đường bộ hoặc một loại ranh giới khác bằng dải phân cách hoặc bờ vực đường. Vỉa hè là nơi đi lại của người đi bộ, và rất dễ bị hư hỏng. Vậy muốn sửa vỉa hè thì cần làm gì? Mẫu đơn và thủ tục như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin phép sửa vỉa hè là gì?
Đơn xin sửa chữa vỉa hè là văn bản của hộ gia đình/ cá nhân gửi đến cơ quan chức năng quản lý vỉa hè nơi người đó sinh sống để xin phép sửa chữa vỉa hè nhằm phục vụ mục đích sử dụng chính đáng
Đơn xin sửa chữa vỉa hè để xin các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa chữa vỉa hè với các lí do khác nhau vì mục đích chính đáng.
2. Mẫu đơn xin phép sửa vỉa hè:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN SỬA CHỮA VỈA HÈ
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân phường….
– Ban Quản lý và phát triển đô thị……
Tôi tên là:…………
Sinh ngày:………
CMND số:…………Ngày cấp:………….Nơi cấp:………
Hộ khẩu thường trú:……
Chỗ ở hiện tại:……
Điện thoại liên hệ:………
Tôi làm đơn này xin phép các cơ quan có thẩm quyền cho gia đình tôi được sửa chữa vỉa hè, đoạn kéo dài từ số nhà….đến số nhà….phố……phường………..quận………thành phố………
Với diện tích:…….m2(Chiều dài:……m; chiều rộng:……..m).
Mục đích sửa chữa:……
Thời gian sửa chữa:……
Tôi xin hứa trong quá trình sửa chữa vỉa hè, tôi sẽ chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, đảm bảo trật tự công cộng, không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị UBND phường…………cùng ban Quản lý và phát triển đô thị…………..xem xét, giải quyết để tôi được sửa chữa vỉa hè phục vụ mục đích hợp pháp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Ghi đầy đủ thông tin
Tôi tên là:…
Sinh ngày:………
CMND số:………Ngày cấp:………….Nơi cấp:………
Hộ khẩu thường trú:……
Chỗ ở hiện tại:……
Điện thoại liên hệ:………
– làm đơn này xin phép các cơ quan có thẩm quyền cho gia đình tôi được sửa chữa vỉa hè, đoạn kéo dài từ số nhà….đến số nhà….phố……phường………..quận………thành phố………
– Với diện tích:…….m2(Chiều dài:……m; chiều rộng:……..m).
– Mục đích sửa chữa:……
– Thời gian sửa chữa:……
– Gửi lên Ủy ban nhân dân phường, Ban Quản lý và phát triển đô thị……
4. Thông tin liên quan:
Căn cứ vào quyết định Số: 63/2003/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố
Việc quản lý vỉa hè, lòng đường được quy định như sau:
– Vỉa hè, lòng đường phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, chỉ giới, mốc giới xây dựng.
– Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm quản lý việc xây dựng, sử dụng, duy tu vỉa hè, lòng đường với các đường phố đã đặt tên; hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, thị trấn tổ chức quản lý xây dựng, duy tu các đường làng, ngõ xóm theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
– UBND các quận, huyện có trách nhiệm thống nhất với Sở Giao thông công chính những nội dung để phân công cho UBND phường, thị trấn trực tiếp quản lý việc sử dụng vỉa hè, lòng đường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
– Việc phân luồng, vạch tuyến, đặt biển chỉ dẫn, đèn tín hiệu phải rõ ràng, không bị che khuất và thống nhất màu sắc, ký hiệu phông chữ viết trên toàn thành phố, không trái với Luật Giao thông đường bộ.
– Vỉa hè, lòng đường thuộc hệ thống giao thông được quản lý thống nhất trên địa bàn thành phố. Cấm mọi tổ chức, cá nhân tự ý đào bới, xây dựng làm biến dạng vỉa hè, lòng đường đã được xây dựng; không được sử dụng vỉa hè, lòng đường để họp chợ, bày hàng hoá, để vật liệu, phế thải. Không được đỗ các phương tiện không đúng nơi quy định, không đi bộ sang đường tùy tiện, không sử dụng mặt đường làm chỗ chơi đùa, tổ chức đua xe trái phép dưới mọi hình thức. Vỉa hè chỉ được sử dụng cho việc đi lại của người đi bộ, không được bán hàng, bày hàng, đặt biển quảng cáo và chiếm không gian trên vỉa hè treo hàng hóa, cấm hạ thấp vỉa hè, làm cầu dẫn để đưa xe lên xuống.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường quy định như sau:
– Vỉa hè, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước. Vỉa hè, lòng đường còn bao chứa các công trình cấp, thoát nước, chiếu sáng, thông tin, môi trường và các công trình khác.
– Vỉa hè phục vụ chủ yếu cho người đi bộ
– Lòng đường phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia giao thông.
– Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
Việc đào vỉa hè, lòng đường được quy định :
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào vỉa hè, lòng đường phải xin phép Sở Giao thông công chính.
– Sở giao thông công chính chịu trách nhiệm nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào vỉa hè, lòng đường cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép, Sở Giao thông công chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Sở Giao thông công chính khi cấp giấy phép đào vỉa hè, lòng đường, phải
– Chủ đầu tư công trình phải thực hiện theo Quyết định số 25/02/02/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của UBND Thành phố và phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người đi bộ và phương tiện, phải có đủ biển và đèn báo hiệu chỉ rõ công trình đang thi công; phải thực hiện đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng về việc hoàn trả lại vỉa hè, lòng đường đã được cấp phép.
Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên vỉa hè, lề đường như sau:
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: tủ cáp điện thoại, trạm biến áp, trụ nước cứu hỏa, các van giảm áp nước, cổng chào trên vỉa hè, lề đường để phục vụ công cộng của Thành phố phải xin phép Sở giao thông công chính.
– Sở Giao thông công chính nhận hồ sơ, thống nhất với Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Ủy ban nhân dân quận, huyện trước khi cấp giấy phép xây dựng, lắp đặt các công trình nổi.
– Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên vỉa hè, lề đường phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng phải bố trí đi ngầm dưới vỉa hè, lòng đường. Đối với những đường dây hiện có chưa được hạ ngầm, tổ chức, cá nhân quản lý và khai thác phải treo cao tối thiểu 4,5m so với mặt vỉa hè, lòng đường, bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị.
Tại Khoản 4 Điều 15
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
– Tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 5 Điều này.
Và Điểm a, Điểm c Khoản 5 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, gồm các hành vi:
– Khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép;
– Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông;
Theo quy định nêu trên thì hành vi tự sửa chữa vỉa hè trường hợp vỉa hè có hư hỏng mà chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì vẫn sẽ bị xử phạt theo mức phạt nêu trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về mẫu đơn, hướng dẫn làm đơn và các thông tin quy định về vỉa hè được pháp luật ban hành. Vì thế muốn sử chữa vỉa hè để phục vụ nhu càu chính đáng thì phải có sự đồng ý của các cấp, ban ngành có thẩm quyền quyết định, tránh việc tự ý sửa vỉa hè, Mọi hành vi lấn chiếm, sửa chữa mà không được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền quyết định thì sẽ bị xử li theo quy định của pháp luật.