Nhà công vụ được hiểu là loại hình nhà ở được xây dựng trên nguồn quỹ công do Nhà nước cấp và chỉ dành cho những người làm việc công, tức là các cán bộ, người có chức, có quyền hoặc người làm những nhiệm vụ đặc thù cho Tổ quốc. Các cá nhân muốn xin ở nhà công vụ thì phải viết đơn xin ở nhà công vụ.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin ở nhà công vụ là gì?
Mẫu đơn xin ở nhà công vụ là biểu mẫu dùng để công nhân viên chức viết và ký với mong muốn được thuê nhà công vụ để ở trong quá trình làm việc tại địa bàn tỉnh hoặc thành phố. Trong mẫu đơn xin ở nhà công vụ còn trình bày chi tiết lý do xin ở nhà công vụ, cùng với đó là đơn đề nghị xem xét và những cam kết chấp hành theo đúng với quy định của nhà nước. Đơn có chữ ký xác nhận của đơn vị cùng với người làm đơn, đảm bảo những thông tin trong đơn là hoàn toàn đúng với sự thật.
2. Mẫu đơn xin ở nhà công vụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN Ở NHÀ CÔNG VỤ
Kính gửi: …….
Tôi tên: …… sinh năm: ……
Nghề nghiệp: …….
Chức vụ: ……
Đơn vị công tác: …….
Chỗ ở hiện nay: …….
Hộ độc thân (nam hoặc nữ): …….
Hộ gia đình với số thành viên trong hộ: ……. người, bao gồm:
1. Họ và tên: ……… năm sinh: ……
Là: ……
2. Họ và tên: ……. , năm sinh: …….
Là: …
3. Họ và tên: ……… , năm sinh: ……
Là: …..
Lý do xin ở nhà công vụ:…….
Tôi làm đơn này đề nghị …….. và Chủ tịch Công đoàn xem xét cho tôi được ở nhà công vụ …….. Tôi xin cam kết chấp hành đúng theo các quy định của ……… và của Công đoàn ……… Xin chân thành cảm ơn!
……, ngày … tháng … năm ……
Xác nhận của đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ở nhà công vụ:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin ở nhà công vụ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận biên bản.
+ Thông tin của người làm đơn.
+ Thông tin của các thành viên trong hộ gia đình người làm đơn.
+ Trình bày nguyên nhân, lý do làm đơn.
+ Nội dung đơn xin ở nhà công vụ.
– Phần cuối biên bản:
+ Địa điểm và thời gian làm đơn xin ở nhà công vụ.
+ Ký tên và đóng dấu, xác nhận của đơn vị.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số quy định của pháp luật về thuê nhà công vụ:
Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
Điều 32
1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
– Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;
– Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
– Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
– Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
2. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:
– Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
– Đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.”
Như vậy, có 07 nhóm đối tượng được thuê nhà công vụ được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 32
Về điều kiện thuê nhà công vụ:
+ Thứ nhất, đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh.
+ Thứ hai, đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 32 thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.
Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ
Theo Điều 34 Luật nhà ở 2014 quy định nội dung như sau:
1. Người thuê nhà ở công vụ có các quyền sau đây:
– Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;
– Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;
– Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;
– Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật này;
– Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.
2. Người thuê nhà ở công vụ có các nghĩa vụ sau đây:
– Sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê nhà ở;
– Có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và các tài sản kèm theo; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ; trường hợp sử dụng căn hộ chung cư thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư;
– Không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;
– Trả tiền thuê nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ở ký với bên cho thuê và thanh toán các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt khác theo quy định của bên cung cấp dịch vụ;
– Trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở theo quy định của Luật này trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ;
– Chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị cưỡng chế thu hồi nhà ở;
– Các nghĩa vụ khác về nhà ở theo quy định của luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.”
Hồ sơ thuê nhà công vụ được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với cán bộ thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm b, c, đ, e, g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014 thì đề nghị cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý gửi 1 bộ hồ sơ đến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
Hồ sơ sẽ bao gồm:
– Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (mẫu Phụ lục số 01) có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức về thực trạng nhà ở quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014.
– 01 bản sao
Thứ hai, đối với người thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014 thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đối tượng thuê nhà ở công vụ và trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ cho phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của Thông tư này.