Để tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể đầu tiên các hộ kinh doanh cá thể rất quan tâm tới Mẫu đơn để xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể để thuận tiện đề đạt thông tin và nguyện vọng tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể của mình
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể là gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng không quá mười lao động; không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Mẫu đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể là mẫu đơn với các thông tin xin tạm ngừng các hoạt động kinh doanh như trên
Mẫu đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể để Tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể là hình thức dừng tạm thời hộ kinh doanh với các thông tin chi tiết đẻ trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét việc xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể.
2. Mẫu đơn xin nghỉ kinh doanh hộ cá thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…… tháng…… năm …
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch ……
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ……
Số Giấy chứng nhận hộ kinh doanh:……….
Ngày cấp: …… /….. /…… Nơi cấp: …….
Địa điểm kinh doanh:………
Điện thoại:…… Fax (nếu có):………
Email (nếu có): …… Website (nếu có):……
Thời gian tạm ngừng: ……..
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng: Ngày……….. tháng ……… năm ………
Thời điểm kết thúc tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……… năm ……..
Lý do tạm ngừng: ………
Tôi cam kết về tính hợp pháp, chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký, ghi họ tên)
3. Hướng dẫn và lưu ý làm đơn:
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể như sau:
Khi tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể trên 30 ngày thì chủ hộ sẽ phải chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể theo mẫu do Bộ Kế hoạch đầu tư quy định tại Phụ lục III – 4 Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT
– Giấy chứng nhận đăng ký
– Bản sao giấy tờ nhân thân của chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
–
Chủ thể thực hiện có thể nộp kèm trong hồ sơ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh cho việc tạm ngừng kinh doanh là hợp pháp.
Các bước tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
– Xác định trường hợp tạm ngừng kinh doanh của mình có cần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?
– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, xin xác nhận và thực hiện công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu khi cần thiết.
– Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo để chuẩn bị số lượng bộ hồ sơ phù hợp.
– Các chủ thể hoàn thiện hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể bao gồm các giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Các chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất là trước khi tạm ngừng kinh doanh 15 ngày.
Cụ thể, các chủ thể phải nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 01 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả thông báo tạm ngừng hộ kinh doanh cá thể
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính – kế hoạch sẽ cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh cá thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ thông báo đầy đủ và hợp lệ.
Đối với cơ quan thuế, cơ quan thuế không xác nhận việc tạm ngừng kinh doanh của hộ cá thể mà sẽ hoàn thiện hồ sơ thuế để làm căn cứ tính thuế của hộ cá thể khi đến kỳ hạch toán, quyết toán.
4. Các thông tin liên quan:
Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc do một hộ gia đình làm chủ, được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định, có dưới mười lao động và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
Pháp luật có quy định cho phép hộ kinh doanh cá thể tạm ngưng hoạt động kinh doanh của mình tại Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ – CP như sau:
– Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.
– Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Theo đó, hộ kinh doanh cá thể có thể tạm ngừng kinh doanh trong thời gian không quá 01 năm và phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể với cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian tạm ngưng:
– Tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể là hình thức dừng tạm thời hộ kinh doanh (để không phải đóng thuế) sau này khi nào tiếp tục muốn hoạt động thì hộ kinh doanh có thể thông báo hoạt động trở lại. Việc hộ cá thể ngừng hoạt động không được quá 01 năm.
– Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên; hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất 15 (mười năm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh hộ cá thể:
– Cơ quan Nhà nước yêu cầu phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh; khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
– Chủ hộ kinh doanh chủ động ngừng hoạt động kinh doanh vì các lý do cá nhân như du lịch; chủ hộ đi học nghề; chủ hộ cần thực hiện hoạt động kinh doanh khác để huy động vốn,
Hệ quả pháp lý nếu không thông báo khi tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể:
Hộ kinh doanh không thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo thủ tục; hộ kinh doanh sẽ bị phạt hành chính theo quy định Nghị định 155/2013/NĐ-CP như sau:
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 30 ngày mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo việc tạm ngừng kinh doanh.
– Ngoài bị phạt hành chính như trên, hộ kinh doanh của gia đình có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh khi ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;
Trên đây là những thông tin cần thiết về nghỉ kinh doanh hộ cá thể như mẫu đơn yêu cầu nghỉ kinh doanh hộ cá thể, hướng dẫn làm đơn, các thủ tục và thông tin pháp lý liên quan giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết để có thể tiến hành yêu cầu nghỉ kinh doanh hộ cá thể một cách nhanh chóng và chính xác nhất, phù hợp với các quy định của pháp luật đề ra.