Đình chỉ học tập là một biện pháp kỷ luật liên quan đến việc tạm thời loại một học sinh ra khỏi các lớp học hoặc hoạt động mà trường đã phê duyệt trong một khoảng thời gian nhất định. Người muốn mở đình chỉ học tập phải lập đơn xin mở đình chỉ học tập.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin mở đình chỉ học tập là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin được mở đình chỉ để tiếp tục học tập là văn bản được lập ra để xin được mở đình chỉ tiếp tục học tập, nội dung đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, ý kiến đóng góp của người làm đơn…
Mục đích của mẫu đơn xin mở đình chỉ học tập: những sinh viên muốn được trường mở đình chỉ học tập để tiếp tục học tập tại trường sẽ lập đơn này nhằm mục đích xin được trường mở kết quả học tập.
2. Mẫu đơn xin mở đình chỉ học tập:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN MỞ ĐÌNH CHỈ HỌC TẬP
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa (1)…………
Em tên là: (2)…………sinh ngày: ……….
Lớp: Mã số SV: SĐT liên hệ: ………….
Trong thời gian vừa qua, em đã bị đình chỉ học tập vì lý do: (3)…………
Sau khi tìm hiểu các quy định của nhà trường, em hiểu rằng: việc mở đình chỉ sẽ chỉ được ban lãnh đạo Khoa duyệt 01 lần duy nhất trong toàn khóa học.
Nay em viết đơn này kính gửi đến ban lãnh đạo Khoa ………………… xem xét và giải quyết cho em được mở đình chỉ để tiếp tục học tập.
Em xin cam kết từ nay đến kết thúc khóa học sẽ không để bị đình chỉ nữa. Nếu còn lập lại vi phạm em xin chấp nhận mọi hình thức xử lý theo quy định của nhà trường.
Trong khi chờ đợi sự xem xét và chấp thuận của nhà trường, em xin chân thành cảm ơn./.
BP.QLSV
……………, ngày…tháng…năm…
Sinh viên
………, ngày…tháng…năm…
PHẦN DUYỆT CỦA KHOA
……………
Lưu ý: Trong thời gian 07 ngày sinh viên phải liên hệ về Khoa để nhận đơn.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ tên khoa quản lý sinh viên;
(2) Ghi rõ tên sinh viên, học lớp, mã số sinh viên;
(3) Ghi rõ lý do xin mở đình chỉ.
4. Những quy định liên quan đến kỷ luật sinh viên:
Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm:
Theo Điều 9
– Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
– Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi
– Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật:
Theo Điều 10 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy
– Thủ tục xét kỷ luật:
Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm Điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được;
Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;
Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên xem xét, đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của cơ sở giáo dục đại học;
Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết Điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.
Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
– Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên:
Bản tự kiểm Điểm (nếu có);
Biên bản của tập thể lớp sinh viên họp kiểm Điểm sinh viên có hành vi vi phạm;
Biên bản của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;
Các tài liệu có liên quan.
Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật:
Theo Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy
– Đối với sinh viên bị kỷ luật khiển trách: sau 03 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.
– Đối với sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo: sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.
– Đối với trường hợp đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để cơ sở giáo dục đại học xem xét, tiếp nhận vào học tiếp nếu đủ Điều kiện.
– Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có Điều Khoản ghi rõ thời gian sinh viên bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời Điểm hết thời hạn bị kỷ luật theo quy định.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên
– Cơ cấu tổ chức Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên:
Chủ tịch Hội đồng: là Thủ trưởng hoặc cấp phó của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
Thường trực Hội đồng: là trưởng phòng (ban) công tác chính trị – sinh viên.
Các ủy viên: là đại diện các khoa, phòng, ban có liên quan; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam của cơ sở giáo dục đại học.
Hội đồng có thể mời đại diện lớp sinh viên, giảng viên chủ nhiệm, cố vấn học tập. Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết.
– Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định thành lập và quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên.
Quyền khiếu nại về khen thưởng, kỷ luật
Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học; nếu cơ sở giáo dục đại học đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.