Đối với những cuộc hôn nhân khác đạo (hay còn gọi là hôn nhân hỗn hợp), cặp đôi phải xin phép chuẩn ngăn trở hôn nhân để được đến với nhau. Vậy đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo là gì?
- 2 2. Khi nào viết đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo?
- 3 3. Mẫu đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo mới nhất:
- 4 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo:
- 5 4. Thủ tục kết hôn đối với những trường hợp hôn nhân khác đạo:
1. Đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo là gì?
Theo định nghĩa của Giáo hội Công giáo, hôn nhân hỗn hợp (hay hôn nhân dị tín) là hôn nhân giữa một người Công giáo và một người đã được nhận phép thanh tẩy nhưng thuộc hệ phái Tin Lành hay Chính thống giáo (cùng là Kit tô hữu); hôn nhân khác đạo (hay hôn nhân dị giáo) là giữa một người Công giáo và một người thuộc một tôn giáo khác như Phật giáo, Hồi giáo… kể cả những người không theo tôn giáo nào. Gọi một cách nôm na của cuộc hôn nhân kiểu này là “đạo ai nấy giữ”.
Để một hôn nhân hỗn hợp hay khác đạo được cử hành trong nhà thờ, phía Công giáo phải xin “phép chuẩn” nơi tòa giám mục. Sau khi đã được phép chuẩn rồi, thì được cử hành nghi thức hôn phối (bản chất là sự chứng hôn trước mặt linh mục), nhưng không có trong một thánh lễ. Phép chuẩn nào do giáo quyền địa phương ra quyết định khi bên muốn xin hội đủ những điều kiện sau đây:
– Bên người Công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất đức tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái của mình được nhận phép thanh tẩy (rửa tội) và giáo dục trong Giáo hội Công giáo.
– Phải cho bên không theo Công giáo biết những lời hứa mà người Công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên Công giáo.
– Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.
Như vậy có thể hiểu, mẫu đơn xin được miễn chuẩn ngăn trở về hôn nhân khác đạo là mẫu đơn được lập ra để xin được miễn chuẩn ngăn trở đối với những cuộc hôn nhân khác đạo. Soạn thảo đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân là một trong những thử tục bắt buộc của một cuộc hôn nhân hỗn hợp.
2. Khi nào viết đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo?
Trước tiên cần hiểu “phép chuẩn” là gì? Đó là sự “miễn chuẩn”, được hiểu là một sự cho phép được nới lỏng hay miễn việc tuân giữ một luật. Luật Giáo Hội quy định khác đạo là một ngăn trở tiêu hôn .
Sự ban phép được miễn chuẩn hay là không thì khác nhau tùy vào hoàn cảnh và sự điều hành của mỗi giáo phái. Ví dụ như một số Giáo phận có quy định là không được chuẩn hôn nhân khác đạo đối với hôn nhân có người ngoại quốc hay người lương từ một giáo phận khác. Một số giáo phận khác lại dễ dàng cho chuẩn. Sự khác biệt như vậy là không trái với quy tắc của luật vì Giáo Luật vẫn để cho Đấng Bản Quyền có quyền lãnh đạo tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương. Tuy nhiên ngăn trở này có thể được miễn chuẩn để cho người công giáo có thể kết hôn với người lương.
Như vậy, nam nữ khác đạo muốn kết hôn với nhau phải viết đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân.
3. Mẫu đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo mới nhất:
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin được miễn chuẩn ngăn trở về hôn nhân khác đạo như sau:
Giáo phận ………….
Giáo hạt …………….
Giáo xứ …………….
ĐƠN XIN MIỄN CHUẨN NGĂN TRỞ
HÔN NHÂN KHÁC ĐẠO
Kính thưa Đức Cha ………
Giám Mục Giáo Phận ……..
Với sự giải thích về các điều kiện để được phép kết hôn khác đạo theo quy định của Giáo luật, điều 1125 và 1126, và với sự chứng nhận của linh mục ………, Quản xứ……
Chúng con đồng ký tên dưới đây:
Bên Công Giáo: ……
Sinh ….. tại ……..
Rửa tội: …….. tại giáo xứ: ……
Thêm sức: ……. tại giáo xứ …..
Con Ông: …… và Bà: ……
Hiện cư ngụ tại ……..
Bên không Công Giáo: ……
Sinh ……. tại ……..
Con Ông: ………và Bà: ………
Hiện cư ngụ tại ………
Kính xin Đức Cha thương ban ơn miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo.
Bên Công Giáo: Con là …….
Con cam kết:
Trung thành với đức tin Công Giáo và sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin;
Sẽ làm hết sức mình để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
Bên Không Rửa tội: Con là …….
Con cam kết:
Tránh mọi hành vi xúc phạm đến tôn giáo của chồng/vợ con và sự tự do hành đạo của chồng/vợ;
Con đã được
Kính xin Đức Cha thương ban phép cho chúng con được kết hôn khác đạo như đơn xin.
Trong khi chờ đợi ân ban, xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con sống tốt đẹp và biết hướng tới hạnh phúc chân thật.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
….., ngày…tháng…năm…
Bên nam Bên nữ
Nhận xét và đề nghị của Cha xứ:
………..
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo:
Phần thông tin Giáo xứ, giáo phận, giáo hạt: Ghi theo nơi người theo đạo sinh hoạt
Phần thông tin cá nhân của người soạn đơn:
Con là: (Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên bằng chữ in hoa)
Ngày tháng năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh
Con ông:….bà:…..ghi tên bố mẹ đẻ, ghi chữ in hoa đầy đủ họ, tên
Thuộc giáo họ….giáo xứ:…ghi tên giáo họ, giáo xứ của bản thân
Phần thông tin của người hôn phối:
Và bạn con là….Ghi tên người hôn phối, ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên bằng chữ in hoa
Phần cam kết:
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục kết hôn đối với những trường hợp hôn nhân khác đạo:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hôn nhân
– Hồ sơ hôn nhân: Cha quản xứ nơi cử hành hôn nhân tiến hành và thu thập hồ sơ cần
thiết, gồm:
1)
2) Giấy chứng nhận rửa tội không quá 06 tháng và chứng nhận thêm sức.
3) Tờ khai trước khi kết hôn.
4) Giấy rao và điều tra hôn nhân.
5) Chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận giáo lý hôn nhân.
Để có giấy chứng nhận giáo lý hôn nhân, cặp đôi kết hôn khác đạo phải học giáo lý hôn nhân khác đạo trước khi cử hành hôn lễ
– Các đôi dự hôn buộc phải học giáo lý hôn nhân, cho dù là Công giáo hay không Công giáo. Vì thế, khi đăng ký học giáo lý hôn nhân hoặc khi trình diện, học viên cần phải có giấy chứng nhận đã học xong giáo lý Sống Đạo và giáo lý Thánh Kinh. Nếu giáo xứ chưa tổ chức được các khóa giáo lý nói trên, họ phải được bổ túc về những phần giáo lý này trong thời gian nhất định, trước khi học giáo lý hôn nhân.
– Nơi học: Các đôi dự hôn có thể xin học giáo lý hôn nhân tại giáo xứ riêng của mình hay tại một giáo xứ thuận tiện cho mình. Các cha quản xứ nơi dự hôn có cư sở hay bán cư sở có bổn phận lo liệu cho họ.
– Giáo trình học: Tài liệu đã được Bề trên giáo phận chuẩn nhận.
– Chứng chỉ đã học: Chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận giáo lý hôn nhân là bằng chứng
các đương sự đã tham dự khóa giáo lý này.
6) Giấy đăng ký kết hôn dân sự.
7) Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay hôn nhân khác đạo, nếu cần.
Bước 2: Đăng ký kết hôn
– Trình diện cha xứ:
+ Trước khi đăng ký kết hôn dân sự, cặp vợ chồng sắp cưới trình diện cha quản xứ.
+ Buổi trình diện có sự hiện diện của cha mẹ hai bên, đôi dự hôn và một vị đại diện Ban hành giáo phụ trách về đức tin hoặc về hôn nhân trong giáo xứ hoặc giáo họ.
– Thời gian: Được Tính từ ngày đôi dự hôn trình hôn nhân cho tới ngày làm phép cưới, đối với người Công giáo là ba tháng, đối với dự tòng hoặc khác tôn giáo là sáu tháng.
– Nơi cử hành hôn nhân: Đôi dự hôn lễ có thể xin cử hành hôn nhân tại giáo xứ hoặc tại một nơi khác khi có lý do chính đáng, với phép của Đấng Bản quyền riêng hay của cha quản xứ riêng.
Bước 3: Rao hôn phối
– Cha quản xứ nơi cử hành làm giấy rao và điều tra hôn nhân, đồng thời gửi cho các cha quản xứ liên hệ.
– Thủ tục rao: Rao ba lần vào ba Chủ nhật, trừ trường hợp có lý do chính đáng được miễn rao.
– Kết quả rao: Các cha đã rao phải gửi lại kết quả rao hôn phối cho cha quản xứ nơi cử hành hôn nhân, cùng lời ghi chú nếu có vấn đề quan trọng hay hoài nghi.
Cử hành hôn nhân và những việc liên hệ
– Không phân biệt đối xử: Trong việc cử hành hôn nhân, nên diễn tả tính cách long trọng của lễ cưới ra bên ngoài một cách thích đáng, kể cả việc trang trí thánh đường, hoặc tiếp rước những người sắp kết hôn. Tuy nhiên, không nên có sự phân biệt giữa các cá nhân hay giai cấp xã hội.
Ngày nay vẫn có nhiều quan niệm tỏ thái độ quá dè dặt, khắt khe đối với những trường hợp hôn nhân khác tôn giáo: “Bắt buộc trở lại đạo Công giáo mới cho phép làm đám cưới!”, một số khác lại quá dễ dãi: “Đạo ai nấy giữ, chẳng cần chuẩn chiếc gì hết!” Cả hai quan niệm trên đều không phù hợp với tín niệm của tôn giáo. Tôn giáo khởi phát từ niệm tin của con người vào một thế giới tốt đẹp hơn. Tôn giáo hướng con người đến những đức tính cao đẹp, đó là sự chia sẻ, là hướng thiện, lòng tin, chữ tín, tình yêu thương. Mọi cuộc hôn nhân bất kể cùng đạo hay hôn nhân khác đạo sẽ luôn được chúc phúc bởi sự hạnh phúc của con người là đích đi về của tôn giáo.