Để được hưởng các chính sách ưu đãi giáo dục, các đối tượng này phải nộp hồ sơ kèm đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục. Vậy mẫu đơn này được pháp luật quy định như thế nào, nội dung và hình thức ra sao?
Tải về và hướng dẫn soạn thảo đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục
1. Đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục là gì?
Đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục là văn bản của các đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi giáo dục theo luật gửi cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cùng trường học nơi đối tượng theo học với nội dung đề nghị trường học cũng như phòng Lao động Thương binh và Xã hội cho mình được hưởng ưu đãi trong giáo dục.
Mục đích của đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục: khi các đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi trong giáo dục, những đối tượng này sẽ gửi đơn với mục đích đề nghị trường học xem xét và quyết định các hình thức ưu đãi trong giáo dục tùy từng đối tượng.
4. Mẫu đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
ĐƠN XIN HƯỞNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Thuộc khối (1)…….
Kính gửi:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Quận/huyện …………………. Tỉnh/ TP…………..
Đồng Kính gửi Trường ………
Tôi tên là (2): ……….Nam/Nữ:…..
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Nguyên quán: ……..
Hiện có hộ khẩu thường trú tại (3): ……..
Tôi là đối tượng hưởng chính sách (4): ………
Tỷ lệ mất sức lao động (nếu là thương bệnh binh) %:……..
Giấy chứng nhận số: ……….
Có con (hoặc bản thân) tên là (5): ………. Nam/Nữ:……….
Hiện đang học tại lớp (năm thứ): ……………… Khoa…………..
Trường: …………. Khoá học: …….
Căn cứ vào
Xác nhận của cơ quan quản lý
Căn cứ hồ sơ đang quản lý, ông/bà……..
là đối tượng chính sách……….
có tỷ lệ mất sức lao động ………….%
đúng như đã trình bày trong đơn.
Thủ trưởng đơn vị
(Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)
………., ngày … tháng …. năm 20…
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1): Ghi rõ thuộc khối giáo dục hay đào tạo
(2), (5): Ghi rõ họ tên ghi bằng chữ in hoa có dấu.
(3): Ghi rõ địa chỉ cụ thể (thôn, xã, huyện, tỉnh; số nhà, đường phố, quận, thành phố).
(4): Ghi rõ loại đối tượng chính sách: anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sỹ, con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh.
4. Những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục:
Theo Điều 1 Thông tư 36/2015/TT–BLĐTBXH Đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
– Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
– Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
– Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
– Con của liệt sĩ.
– Con của thương binh.
– Con của bệnh binh.
– Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Các đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi
– Chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được áp dụng đối với học sinh, sinh viên là:
Con của người có công với cách mạng quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là học sinh) đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với các học viên học theo chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục phổ thông);
Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là sinh viên) theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học);
– Học sinh, sinh viên thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.
– Sinh viên cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.
– Không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
Đang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học;
Đã hưởng chế độ ưu đãi tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học;
Người có công quy định tại Điều 1 của Thông tư này bị đình chỉ chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
– Các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo theo quy định tại Thông tư này không thay thế chế độ học bổng chính sách, chế độ học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành.
5. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi:
Điều 6 Thông tư 36/2015/TT–BLĐTBXH quy định trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi như sau:
1. Trình tự, thủ tục
– Người có công với cách mạng hoặc con của người có công quy định tại Điều 1 Thông tư này lập tờ khai kèm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người có công vào đầu mỗi năm học hoặc khóa học;
– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận (trong thời gian 03 ngày làm việc) và gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thường trú của thân nhân người có công thuộc diện hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo;
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra danh sách, đối chiếu với hồ sơ người có công, ra Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD) đối với các trường hợp đủ điều kiện; chuyển Quyết định và 01 danh sách đã được phê duyệt về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi
– Người có công với cách mạng hoặc con của người có công quy định tại Điều 1 Thông tư này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi giải quyết chế độ ưu đãi giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học theo định kỳ chi trả trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo.
Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự ý bỏ học thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi
Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên theo học gửi
Trường hợp học sinh, sinh viên không được thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều 2 của Thông tư này thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo đến cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên đang học;
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo trực tiếp hoặc qua tài khoản cá nhân theo yêu cầu của học sinh, sinh viên quy định tại Điều 1 Thông tư này.”
6. Phương thức chi trả chế độ ưu đãi:
– Cơ quan thực hiện chi trả: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi.
– Thời gian chi trả:
+ Trợ cấp ưu đãi hàng năm: chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học
Chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh
Chi trả vào tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên
Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hàng năm thì được truy lĩnh;
+ Trợ cấp ưu đãi hàng tháng: chi trả 02 lần trong năm
Lần 1 chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh hoặc tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên
Lần 2 chi trả vào tháng 3, tháng 4
Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì được truy lĩnh.
– Khung thời gian hoặc chương trình học
Khung thời gian học hoặc chương trình học theo quy định tại quy chế đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông.