Đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, Đảng và Nhà nước ta có những chính sách ưu đãi hỗ trợ nhằm mang phổ cập giáo dục đến rộng rãi đến với tất cả mọi người. Vậy, Mẫu đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở chi tiết nhất:
- 4 4. Quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở:
1. Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở là gì?
Khoản 8 Điều 5
Từ đó có thể hiểu phổ cập giáo dục trung học cơ sở là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi được học tập và hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở. Hiện nay, trong
Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học cơ sở được soạn thảo bởi cá nhân thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gửi đến cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích hưởng ưu đãi về phổ cập giáo dục.
Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở được soạn thảo đối với các cá nhân thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ về phổ cập giáo dục nhằm mục đích nhận hỗ trợ . Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Mẫu đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHỔ CẬP
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Dùng cho học sinh là người tàn tật, mồ côi dân tộc thiểu số, thuộc diện hộ nghèo)
Kính gửi:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: …..
– Trường …….
– Phòng Nội vụ Lao động – TB&XH huyện, quận, thị xã: ….
Tên tôi là (1) ………. nam (nữ) …..
Ngày, tháng, năm sinh: …….
Nguyên quán: ………
Hiện có hộ khẩu thường trú tại (2): ……
Có con (hoặc bản thân) tên là: ………
Là đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ (3): …….
Hiện đang học tại lớp: …… trường: ……. khoá học: …….
Căn cứ vào Quyết định số ………………. ngày …. tháng …. năm …. của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét giải quyết chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo qui định và chế độ hiện hành./.
……, ngày …. tháng …. năm ….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Trưởng trạm y tế cấp xã (đối với người tàn tật)
(Ký tên và đóng dấu)
Xác nhận của UBND cấp xã học sinh …… đúng là đối tượng ……. như đã trình bày trong đơn.
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú:
+ (1): Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu.
+ (2): Ghi rõ địa chỉ cụ thể (thôn, xã, huyện, tỉnh; số nhà, đường phố, quận, thành phố).
+ (3): Ghi rõ loại đối tượng chính sách:
* Học sinh là người tàn tận;
* Học sinh là người tàn tật thuộc diện hộ nghèo;
* Học sinh mồ côi;
* Học sinh là dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo;
* Học sinh thuộc diện hộ.
3. Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở chi tiết nhất:
Phần kính gửi:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Ghi thông tin xã, phường, thị trấn nơi gửi đơn
Trường: Ghi tên trường đang theo học của đối tượng xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục
Phòng Nội vụ Lao động – TB&XH huyện, quận, thị xã…nơi gửi đơn
Thông tin người làm đơn:
Tên tôi là Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu.
Ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán,: Ghi rõ, trung thực, chính xác
Hiện có hộ khẩu thường trú tại (2): Ghi rõ địa chỉ cụ thể (thôn, xã, huyện, tỉnh; số nhà, đường phố, quận, thành phố).
Có con (hoặc bản thân) tên là: Ghi chữ in hoa có dấu
Là đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ (3): Ghi rõ loại đối tượng chính sách:
Học sinh là người tàn tận;
Học sinh là người tàn tật thuộc diện hộ nghèo;
Học sinh mồ côi;
Học sinh là dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo;
Học sinh thuộc diện hộ.
Ghi rõ lớp, trường, khóa học của đối tượng xin hưởng chính sách hỗ trợ
Trình bày căn cứ, lý do làm đơn:
Căn cứ vào Quyết định số ………………. ngày …. tháng …. năm …. của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét giải quyết chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo qui định và chế độ hiện hành.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở:
Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ về chính sách phổ cập giáo dục
– Học sinh là con liệt sĩ;
– Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị tai nạn lao động mất sức lao động từ 81% trở lên;
– Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị tai nạn lao động mất sức lao động từ 61% đến 80%;
– Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị tai nạn lao động mất sức lao động từ 21% đến 60% và con của quân nhân bị bệnh nghề nghiệp mất sức lao động từ 41% đến 60%;
– Học sinh là người tàn tật (theo quy định của Quyết định này) không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
– Học sinh mồ côi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Mồ côi cả cha và mẹ;
b) Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ bị mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa.
– Học sinh là dân tộc thiểu số.
– Học sinh thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chính sách hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng như sau:
– Đối với các đối tượng:
+ Là con liệt sĩ, Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị tai nạn lao động mất sức lao động từ 81% trở lên;
+ Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị tai nạn lao động mất sức lao động từ 61% đến 80%;
+ Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị tai nạn lao động mất sức lao động từ 21% đến 60% và con của quân nhân bị bệnh nghề nghiệp mất sức lao động từ 41% đến 60%
thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách ưu đãi người có công ( Thông tư 36/2015/TT–BLĐTBXH)
– Đối với người tàn tật, chính sách hỗ trợ như sau:
+ Giảm tối thiểu 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường.
+ Trường hợp thuộc diện hộ nghèo: được miễn 100% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp một lần tối thiểu là 120.000 đồng/năm/học sinh để mua sách, vở và đồ dùng học tập.
Đối với học sinh mồ côi, chính sách hỗ trợ được thực hiện như sau:
Miễn 100% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp một lần tối thiểu là 120.000 đồng/năm/học sinh để mua sách, vở, đồ dùng học tập.
– Đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số:
Trường hợp thuộc diện hộ nghèo được miễn 100% học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp sách, vở, đồ dùng học tập.
Nếu đang hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên; Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 – 2005 (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu); Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 – 2005; Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005 thì vẫn tiếp tục hưởng theo quy định hiện hành.
Khi các chính sách nêu trên kết thúc thời hạn thực hiện thì những đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ là miễn 100% học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp sách, vở, đồ dùng học tập.
– Học sinh thuộc diện hộ nghèo
Giảm tối thiểu 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở:
Kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ do ngân sách địa phương bảo đảm.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng, loại hình giáo dục và bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện chế độ theo quy định
Căn cứ pháp lý: Quyết định của thủ tướng chính phủ số 62/2005/QĐ-TTG ngày 24 tháng 3 năm 2005 về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.