Việc hoãn phiên tòa mang ý nghĩa quan trọng để có thể kịp thời tiến hành các hoạt động khác hoặc các phương án khác để phiên tòa sau khi hết thời hạn hoãn sẽ diễn ra được một cách tốt nhất. Vậy hình thức và nội dung mẫu đơn xin hoãn phiên tòa ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin hoãn phiên tòa xét xử là gì, mục đích của mẫu đơn?
Đơn xin hoãn phiên tòa là văn bản do đương sự gửi cho
Mục đích của đơn xin hoãn phiên tòa: trong các trường hợp phải hoãn phiên tòa theo luật tố tụng, đương sự hoặc những người có quyền liên quan sẽ gửi đơn nhằm mục đích xin hoãn phiên tòa.
2. Các trường hợp hoãn phiên tòa:
Vì tính chất quan trọng của sự tham gia tố tụng tại phiên tòa của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng, các Điều 56,62, 84, 227, 229, 230, 231 và 241
+ Thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí
+ Vắng mặt kiểm sát viên trong trường hợp viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa hoặc trong trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có kiểm sát viên dự khuyết để thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
+ Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xử vắng mặt;
+ Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng;
+ Trường họp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Khoản 2 Điều 220 của B Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đã được tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên tòa theo quy định tại các Điều từ Điều 170 đến Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã chuẩn bị tham gia phiên tòa xét xử vụ án nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với họ vào trước thời điểm tòa án mở phiên tòa hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến tòa án để tham gia phiên tòa (do thiên tai, địch họa, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,…) nên họ không thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án.
+ Trường hợp thay đổi người giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc khi hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại theo quy định tại Khoản 4 Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
+ Trường hợp người phiên dịch bị thay đổi mà không có người khác thay thế, người phiên dịch vắng mặt, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Đối với trường hợp người làm chứng, người giám định vắng mặt thì tùy từng trường họp cụ thể, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử theo quy định tại các Điều 229, 230 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Thời hạn hoãn phiên tòa:
Hoãn phiên tòa phát sinh vào thời điểm trước khi bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Tòa án chỉ có thể hoãn phiên tòa khi có những căn cứ được quy định tại Điều 233 BLTTDS năm 2015 như đã nêu ở phần căn cứ nói trên.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 1 tháng, đối với phiên tòa rút gọn, thời hạn hoãn phiên tòa không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì tòa án phải
– Quyết định hoãn phiên tòa vụ án dân sự
Việc hoãn phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định. Thủ tục quyết định hoãn phiên tòa được thực hiện theo Điều 235 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được lập thành văn bản. Trong quyết định hoãn phiên tòa phải nêu đầy đủ các nội dung theo quy định Khoản 2 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt hội đồng xét xử kí tên và
Về hình thức hoãn phiên tòa:
Việc “hoãn phiên tòa” phải ra Quyết định hoãn phiên tòa bằng văn bản và Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp (Khoản 3 Điều 233 Bộ luật Tó tụng Dân sự 2015).
– Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên Tòa án và họ tên những người tiến hành tố tụng; vụ án được đưa ra xét xử; lý do của việc hoãn phiên tòa; thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa (Khoản 2 Điều 233 BLTTDS năm 2015).
Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về việc “hoãn phiên tòa” rõ ràng, cụ thể hơn so với BLTTHS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Còn đối với trường hợp việc xét xử có thể “tạm ngừng phiên tòa”, về nguyên tắc thì phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, trừ trường hợp có căn cứ tạm ngừng phiên tòa và Tòa án chỉ tạm ngừng phiên tòa ở giai đoạn xét xử sơ thẩm là chủ yếu và chỉ trong trường hợp khi có lý do đặc biệt và BLTTDS năm 2015 không quy định những trường hợp nào là căn cứ tạm ngừng phiên tòa mà chỉ có quy định “trong trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi Thẩm phán thì chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán thay thế theo quy định tại Khoản 1 Điều 226 thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu” (Khoản 2 Điều 226)
4. Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN tòa
Kính gửi:
– Tòa Án Nhân Dân Thành Phố …….
– Hội đồng xét xử
Tên tôi là: …….. Sinh năm: …..
Thường trú: ……
Tôi là bị cáo trong vụ án “ ………..” do VKSND thành phố ………. giữ quyền công tố.
Ngày ../../…., tôi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày ……….Tôi tôn trọng và tự giác chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên từ ngày ………. tôi bị trở ngại khách quan như sau:……..
Lo ngại sức khoẻ không đảm bảo tham gia phiên tòa nên tôi làm đơn này kính mong Quý tòa, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa dự kiến vào ngày …/…/… chuyển sang một ngày khác để tôi có Điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.
Tôi cam kết, ngay sau khi sức khỏe ổn định sẽ tuân thủ, chấp hành đầy đủ mọi quyết định của quí tòa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……., ngày ……tháng…..năm 20…….
Người làm đơn
5. Những lưu ý khi soạn thảo đơn xin hoãn phiên tòa:
Hoãn phiên tòa hình sự thì cần phải có căn cứ nhất định thì Tòa án mới có thể giải quyết cho việc hoãn phiên tòa một trong những căn cứ để hoãn phiên tòa được quy định cụ thể trong Khoản 1 Điều 297 của BLTTHS năm 2015 như sau:
– Có một trong các căn cứ đã được quy định trong các Điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật TTHS năm 2015;
– Cần phải có thời gian đi xác minh, thu thập để bổ sung các chứng cứ các tài liệu, đồ vật mà không thể tiến hành thực hiện ngay tại phiên tòa xét xử
– Cần tiến hành các loại giám định bổ sung, giám định lại những phần đã giám định
– Cần định giá các loại tài sản, định giá lại các tài sản đã được định giá trước đó.
Trên đây là tất cả nội dung liên quan đến mẫu đơn xin hoãn phiên Tòa, trên thực tế để được hoãn phiên tòa thì ngoài làm đơn chúng ta cần phải kết hợp thêm rất nhiều yêu tố khác nữa, song đây cũng là một trong những tác động, là phương tiện để bị can/ bị cáo có thể đề đạt nguyện vọng của mình với HĐXX để xem xét, qua đây có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam hiện nay luôn đề cao quyền con người, quyền công dân mặc dù là bị can/bị cáo nhưng vẫn luôn được xem xét, đề bạt mọi ý kiến để đảm bảo quyền lợi.