Đối với đối tượng là hộ nghèo, nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ về cuộc sống, trong đó có chế độ hỗ trợ về xây dựng nhà ở. Dưới đây là mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà hộ nghèo, đại đoàn kết:
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà hộ nghèo, đại đoàn kết:
Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội đối với người có diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo mẫu số 1c Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số….)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………
Ngày/tháng/năm sinh: … I … I …. Giới tính: ………. Dân tộc: …………
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………. Cấp ngày …/ … / ….
Nơi cấp: …………
2. Hộ khẩu thường trú: …………
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ………….
3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
4. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có
5. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định) …………
6. Số con đang nuôi người. Trong đó dưới 16 tuổi người; từ 16 đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học … người.
7. Thông tin về con thứ nhất (Ghi cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, tình trạng đi học, chế độ chính sách đang hưởng)
8. Thông tin con thứ hai trở đi (Khai đầy đủ thông tin như con thứ nhất)……………….
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:. Ngày cấp: ………. Nơi cấp: ……… Mối quan hệ với đối tượng: …… Địa chỉ: ………… | Ngày …. tháng …. năm … NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay) |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ………. là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ | Ngày …. tháng …. năm … |
2. Tiêu chí xác nhận hộ nghèo:
Căn cứ Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí đo lường để xác định hộ nghèo như sau:
* Thứ nhất, các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều:
– Về thu nhập:
+ Tại khu vực thuộc vùng nông thôn: 1,5 triệu đồng/người/tháng.
+ Tại khu vực thuộc đô thị: 2 triệu đồng/người/tháng.
– Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
+ Gồm 06 dịch vụ xã hội cơ bản: việc làm; y tế; nước sinh hoạt; giáo dục; nhà ở; vệ sinh; thông tin.
+ Gồm 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
- Việc làm.
- Người phụ thuộc trong hộ gia đình.
- Dinh dưỡng.
- Bảo hiểm y tế.
- Trình độ giáo dục của người lớn.
- Tình trạng đi học của trẻ em.
- Chất lượng nhà ở.
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người.
- Nguồn nước sinh hoạt.
- Nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
* Tiêu chí để xác định chuẩn hộ nghèo:
– Tại khu vực nông thôn:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình: rơi vào từ 1,5 triệu đồng trở xuống.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiếu hụt từ 03 chỉ số trở lên.
– Tại khu vực thành thị:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình: 2 triệu đồng trở xuống.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiếu hụt từ 03 chỉ số trở lên.
* Tiêu chí để xác định chuẩn hộ cận nghèo:
– Tại khu vực nông thôn:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình: 1,5 triệu đồng trở xuống.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiếu hụt 03 chỉ số.
– Tại khu vực thành thị:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình: 2 triệu đồng trở xuống.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiếu hụt 03 chỉ số.
3. Các chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo:
Nhà nước ta luôn có những chế độ, chính sách ưu đãi dành cho đối tượng thuộc hộ nghèo, có thể kế đến một số chính sách như:
– Miễn phí, giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên:
Đối tượng được miễn học phí bao gồm:
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.
+ Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định.
(căn cứ khoản 12 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).
– Hỗ trợ về chi phí khám, chữa bệnh:
Nhà nước có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc hộ nghèo, đồng thời được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh khi đúng tuyến.
– Hỗ trợ tiền điện trong sinh hoạt hàng ngày:
+ Trong sinh hoạt hàng ngày, hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là mức tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.
+ Hình thức hỗ trợ tiền điện: Tiền điện hỗ trợ cho hộ nghèo sẽ được chi trả trực tiếp bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
(căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư số 190/2014/TT-BTC).
4. Chế độ hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo:
Căn cứ Điều 19 Thông tư số 46/2022/TT-BTC có quy định về mức hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo như sau::
– Từ nguồn ngân sách nhà nước, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.
– Dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, khả năng cân đối ngân sách địa phương mà tính toán đến việc hỗ trợ.
– Về ngân sách tối đa hỗ trợ:
+ Đối với xây mới nhà ở: Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40.000.000 đồng/hộ gia đình.
+ Đối với sửa chữa nhà ở: Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 20.000.000 đồng/hộ gia đình.
– Trên các địa bàn huyện nghèo, điều kiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo hay hộ cận nghèo sẽ được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của Bộ xây dựng.
Sau khi có danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở và mức hỗ trợ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thực hiện thanh toán cho hộ nghèo và hộ cận nghèo.
– Phương thức hỗ trợ khi xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở:
+ Đối với xây dựng mới nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phân móng, hỗ trợ tiếp theo 30% còn lại sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình xây mới nhà ở.
– Đối với sửa chữa nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hộ gia đình đã hoàn thành từ 30% khối lượng công việc; tiếp theo sau đó hỗ trợ 30% còn lại sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình sửa chữa nhà ở.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ vay vốn khi xây nhà, cụ thể như sau:
Mức vay vốn cho hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo khi có nhu cầu vay vốn tối đa là 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Lãi suất vay 3%/năm.
Thời hạn vay là 15 năm.
Thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.
(quy định tại Nghị định 33/2015/QĐ-TTg và Nghị quyết 71/NQ-CP).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Thông tư số 46/2022/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
– Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
– Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
– Thông tư 190/2014/TT-BTC quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
– Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025 và mẫu biểu báo cáo.