Việc làm đường giao thông nông thôn đòi hỏi nhiều kinh phí mà nguồn vốn tự góp là không thể đủ đáp ứng, từ đó cần đến sự hỗ trợ kinh phí của các nhà nước. Dưới đây là mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn:
Đường giao thông nông thôn bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
Đơn xin hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền với mục đích xin hỗ trợ tiền cho hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn.
Đơn xin hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn được dùng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, tổ chức trong việc cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía cơ quan có thẩm quyền. Nộp đơn xin hỗ trợ kinh phí là thủ tục đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình thực tế và là cơ sở ban đầu cho việc chấp nhận hay không chấp nhận hỗ trợ kinh phí.
Thực tế thì bên cạnh đơn xin, người nộp đơn cần có thêm các văn bản khác để chứng minh được tình trạng đường và yêu cầu cấp thiết phải xây dựng đường mới, cũng như kế hoạch xây dựng đường mới như thế nào, ví dụ như báo cáo, tờ trình,…
2. Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí làm được giao thông nông thôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày….. tháng….. năm………
ĐƠN XIN HỖ TRỢ KINH PHÍ
(V/v: Đề nghị được hỗ trợ kinh phí làm đường với tuyến đường…………….)
Kính gửi:
– ỦY BAN NHÂN DÂN ………
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.
Tên tôi là:……. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…….…………… do…………….. cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Địa chỉ hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ vào
1. Ông/Bà:…… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số…… do…………….. cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Địa chỉ hiện tại:……
2. Ông/Bà:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:……… do…….……. cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Địa chỉ hiện tại:…
3. …
Tôi xin trình bày một sự việc như sau:
……
Tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và thực hiện việc hỗ trợ một phần kinh phí làm đường giao thông cho chúng tôi để chúng tôi có đủ kinh phí thực hiện việc làm đường sớm nhất, tạo điều kiện đi lại cho những hộ dân xung quanh.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã nêu trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn:
– Tuyến đường: số mấy/ tên gì/ nối liền từ địa điểm nào đến địa điểm nào.
– Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện, quận nơi có tuyến đường cần làm (ví dụ, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh)
– Tôi tên là, năm sinh: người viết đơn ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh.
– CMND/ngày cấp/nơi cấp: người viết đơn ghi rõ số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp theo chứng minh nhân dân.
– Địa chỉ thường trú: người viết đơn viết theo sổ hộ khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Địa chỉ hiện tại: người viết đơn ghi rõ địa chỉ ở hiện tại (số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố).
– Hợp đồng ủy quyền số: người viết đơn ghi rõ số, ký hiệu.
– Thông tin của những cá nhân khác: được viết chi tiết như hướng dẫn trên.
– Tôi xin trình bày một số sự việc như sau: Đây là phần người nộp đơn trình bày thực trạng đường, tình hình hoạt động của dân cư đối với thực trạng như thế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường cần được làm, và bày tỏ nguyện vọng được làm đường,…
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Đơn xin hỗ trợ kinh phí thường do một cá nhân đại diện dân cư viết.
4. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 , kinh phí ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng.
Cơ chế hỗ trợ:
Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.
Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Thông thường, căn cứ vào quỹ ngân sách mà nhà nước phân bổ, cùng với ngân sách địa phương mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ kinh phí làm được giao thông nông thôn, ví dụ, theo quyết định 02/2011/QĐ- UBND về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn và giao thông ven đô trên địa bàn tỉnh Gia Lai, như sau:
– Khái niệm về đường giao thông nông thôn, giao thông ven đô (gọi tắt là GTNT): Đường giao thông nông thôn bao gồm đường liên thôn, liên buôn, làng, đường nội bộ các thôn, buôn làng, các đường hẻm thuộc các tổ dân phố ở thị trấn, thị xã, thành phố.
Đối với nguồn vốn này, tỉnh chỉ dành để hỗ trợ cho các loại mặt đường GTNT có chiều rộng mặt đường 3m. Với loại mặt đường có chiều rộng nhỏ hơn 3m thì do địa phương tự bố trí vốn.
– Quy mô kết cấu áo đường:
+ Chỉ triển khai thi công 2 loại mặt đường: Mặt đường láng nhựa và mặt đường bê tông xi măng đảm bảo tải trọng thiết kế H8 (cho phép xe có tổng trọng tải nhỏ hơn 10 tấn lưu thông).
+ Kết cấu mặt đường: Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của các tuyến đường để lựa chọn kết cấu mặt đường cho phù hợp. Sử dụng Hồ sơ thiết kế định hình đường GTNT đã được Giám đốc Sở Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-PD ngày 18/03/2004.
– Phương thức và mức hỗ trợ:
Trên địa bàn toàn tỉnh, hỗ trợ để làm mặt đường GTNT theo một mức thống nhất như sau:
+ Mặt đường bê tông xi măng (rộng 3m, dài 1km): Hỗ trợ 115 tấn xi măng và 100 triệu đồng tiền mặt.
+ Mặt đường đá dăm láng nhựa (rộng 3m, dài 1km): Hỗ trợ 12 tấn nhựa đường và 100 triệu đồng tiền mặt (Nếu chưa có đơn vị cung ứng nhựa đường của tỉnh thì tuỳ theo giá từng thời điểm quy ra tiền mặt để hỗ trợ).
Tùy theo chiều dài của tuyến đường để quy đổi ra mức hỗ trợ.
+ Ngoài khoản hỗ trợ do tỉnh cấp, các huyện, thị xã, thành phố được phép huy động nguồn đóng góp trong nhân dân (không đóng góp bằng tiền), nhân dân thôn, bản, làng, tổ dân phố hoặc phường, xã đứng ra tổ chức thi công có sự giám sát của Ban đại diện nhân dân. Ngoài ra được tổ chức vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác đứng chân trên địa bàn, các lực lượng quân đội để tham gia làm đường GTNT bằng nhiều hình thức đóng góp như: Tiền, ngày công lao động, xe máy thiết bị thi công…
+ Về cấp kinh phí và vật tư hỗ trợ:
Mức hỗ trợ xi măng và nhựa đường được tính tại thời điểm công bố giá của Liên Sở. Sở Tài chính sẽ thông báo vốn về cân đối ngân sách địa phương để các huyện, thị xã thành phố điều hành ngân sách thực hiện. Tiền hỗ trợ được chuyển về huyện, thị xã, thành phố.
– Tổ chức thực hiện
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương (thôn, làng, tổ dân phố…) và khả năng nguồn vốn được tỉnh hỗ trợ lập kế hoạch xây dựng và phát triển GTNT hàng năm, đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng tổng hợp kế hoạch của từng huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Sau khi kế hoạch được phê duyệt, Sở Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ về từng huyện, thị xã, thành phố.
+ Sở Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng cử cán bộ thuộc Sở để thành lập các đoàn công tác để đi kiểm tra, giám sát công tác triển khai xây dựng và chất lượng các công trình GTNT. UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội đồng nghiệm thu các công trình trên địa bàn của huyện, thị xã, thành phố theo các tiêu chí đã quy định.
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng tháng báo cáo tiến độ thực hiện về các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng để giám sát, theo dõi.