Để được thực hiện hoạt động khai thác nước ngầm thì các tổ chức, cá nhân phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước ngầm. Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm thì doanh nghiệp cần có đơn đề nghị khai thác nước ngầm.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất là gì và dùng để làm gì?
Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi cơ quan có thẩm quyền để đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất.
Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất được dùng để cá nhân gửi cùng hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất.
2. Trường hợp nào cần phải có giấy phép khai thác nước dưới đất:
Tại Khoản 1 Điều 4 của thông tư Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 05 năm 2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước quy định về các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:
“a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.”
Có thể thấy, các trường hợp phải xin cấp phép khai thác nước ngầm, nước dưới đất là những trường hợp mà nếu khai thác quá nhiều, khai thác không đúng kỹ thuật,…. thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội như cạn kiệt nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng đến kết cấu đất, kết cấu công trình, hay có khả năng gây ô nhiễm sang các khu vực lân cận,… do vậy, pháp luật quy định về các trường hợp cần phải xin phép khai thác nước ngầm để Nhà nước thực hiện việc quản lý, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất và hướng dẫn soạn thảo:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất được Quy định trong phục lục của Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 05 năm 2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: ……(1)
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân):……..
1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (đối với cá nhân):……
1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú):….…
1.4. Điện thoại:…… Fax:…… Email: …..
2. Nội dung đề nghị cấp phép:
2.1. Vị trí công trình khai thác:…….(2)
2.2. Mục đích khai thác, sử dụng nước:……….(3)
2.3. Tầng chứa nước khai thác:…….(4)
2.4. Số giếng khai thác (hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động):………(5)
2.5. Tổng lượng nước khai thác:……….(m3/ngày đêm)
2.6. Thời gian đề nghị cấp phép: (tối đa là 10 năm)…….
Số hiệu, vị trí và thông số của công trình khai thác cụ thể như sau:
Số hiệu | Tọa độ (VN2000, kinh tuyến trục…, múi chiếu…) | Chiều sâu đoạn thu nước (m) | Lưu lượng (m3/ngày đêm) | Chế độ khai thác (giờ/ngày đêm) | Chiều sâu mực nước tĩnh (m) | Chiều sâu mực nước động lớn nhất (m) | Tầng chứa nước khai thác | ||
X | Y | Từ | Đến | ||||||
3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
– Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.
– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất).
– Báo cáo hiện trạng khai thác (đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động).
– Phiếu kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
– Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình lấy ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên và không có yếu tố bí mật quốc gia).
– Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
4. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố………(6)
Đề nghị (cơ quan cấp phép) xem xét, cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho (tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.
.….., ngày…….tháng…….năm……..
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
Hướng dẫn viết đơn
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp…..xã/phường….huyện/quận….tỉnh/thành phố….. nơi bố trí công trình khai thác nước dưới đất; trường hợp công trình khai thác bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể số lượng giếng khai thác trên từng đơn vị hành chính.
(3) Ghi rõ khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản…..; trường hợp khai thác nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tầng chứa nước khai thác; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ lưu lượng khai thác trong từng tầng chứa nước.
(5) Ghi rõ số lượng giếng khai thác hoặc số hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ số lượng giếng trong từng tầng chứa nước.
(6) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Trình tự đăng ký khai thác nước dưới đất:
Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 05 năm 2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước tại Điều 6 với các nội dung như sau:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trình tự, thủ tục đăng ký phải tuân thủ theo các bước sau:
– Căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng dân phố) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn;
Trường hợp chưa có giếng khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành khoan giếng.
– Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hoạt động đăng ký khai thác nước ngầm, nước dưới đất là hoạt động vô cùng cần thiết. Như trong trình tự đăng ký khai thác trên, thì mỗi cá nhân có thẩm quyền đều có những trách nhiệm trong hoạt động rà soát, quản lý về hoạt động đăng ký khai thác nước ngầm, nước dưới đất. Bên cạnh đó, hoạt động đăng ký khai thác nước ngầm, nước dưới đất cũng cần phải đảm bảo về thời hạn đăng ký để tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân thực hiện các hoạt động của mình.