Hiện nay, việc cá nhân hay các doanh nghiệp vay nợ ngân hàng để làm ăn ngày càng phổ biến. Tuy nhiên vì những lý do nhất định mà nhiều đối tượng phải cần xin gia hạn khoản nợ đã vay. Dưới đây là mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng (đơn xin khất nợ ngân hàng).
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng (đơn xin khất nợ ngân hàng):
Mẫu số 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ
Kính gửi: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG…………
Tên người vay: …………
Nợ vay NH số tiền:…………
Đã trả nợ được, số tiền gốc:…..số tiền lãi:………..
Còn nợ lại………
Hạn phải trả vào ngày……tháng…….năm……..
Lý do chậm trả:
– ………
– ………
Đề nghị chi nhánh NH …..gia hạn:
– Số nợ gốc đến ngày……tháng…….năm……..
– Số nợ lãi đến ngày……tháng…….năm……..
Chúng tôi xin cam kết trả đúng hạn trên.
Người vay
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHẦN PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG
1- Ý kiến của cán bộ tín dụng:
Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng, tôi thấy nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do:
– ………
– ………
Đề nghị cho gia hạn/Không cho gia hạn:
– Số tiền gốc:……… thời hạn: ……..tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
– Số tiền lãi: ………thời hạn: ………tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
CÁN BỘ TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
……, ngày…. tháng…. năm….
ĐƠN XIN GIÃN NỢ
(V/v: xin giãn nợ ngân hàng)
Kính gửi: – Giám đốc chi nhánh ngân hàng…….- Chi nhánh………
- Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid – 19;
- Căn cứ Hợp đồng cho vay tín dụng số……ngày… tháng… năm…
Tôi tên là:……… Sinh ngày:………
Chứng minh nhân dân:………Nơi cấp:………Ngày cấp:………
Địa chỉ thường trú:………
Nơi ở hiện nay:………
Số điện thoại:………
Tôi làm đơn này xin trình bày với quý ngân hàng một việc như sau:
Vào ngày… tháng… năm…, tôi có ký kết một hợp đồng cho vay với ngân hàng………. tại chi nhánh…….. Trong hợp đồng, tôi vay ngân hàng số tiền……… với lãi suất cho vay là…………, chính sách trả trong vòng……. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trả nợ từ ngày…… tháng…… năm..… đến ngày..… tháng..… năm….., dịch Covid – 19 đã bùng phát và lan rộng cùng với đó là giai đoạn cách ly xã hội, phòng chống Covid. Dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của gia đình tôi và thu nhập bị sụt giảm dẫn tới việc gia đình tôi gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn.
Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
“Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
1. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số
…….
c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1, 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19
….”
Do dịch bệnh, đột nhiên mất khả năng trả nợ đúng hạn khi nguồn thu nhập giảm nên tôi làm đơn này kính xin quý ngân hàng:
– Xem xét và đánh giá lại khả năng trả nợ của gia đình tôi
– Hỗ trợ giãn nợ từ ngày… tháng… năm… tới ngày… tháng… năm… và áp dụng thời gian đáo hạn…..
Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên đều là đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo Người làm đơn
– Hợp đồng cho vay tín dụng số….. (ký và ghi rõ họ tên)
–
2- Ý kiến của Phòng tín dụng:
Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/không đồng ý:
Đề nghị Giám đốc cho gia hạn/Không cho gia hạn:
– Số tiền gia hạn: ………
+ Gốc: ……… thời hạn: ………tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
+ Lãi: ……… thời hạn: ………tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC
Ngày……tháng…….năm……..
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
2. Thế nào là giãn nợ ngân hàng?
Giãn nợ ngân hàng được hiểu là gia hạn khoản nợ vay của ngân hàng khi đã đến thời hạn thanh toán nợ. Và khi người vay muốn gia hạn nợ sẽ phải bày tỏ với ngân hàng và được ngân hàng chấp thuận đồng ý việc gia hạn đó.
Nguyên nhân của việc giãn nợ ngân hàng cũng xuất phát từ việc khách hàng không đủ khả năng trả nợ (gốc, lãi) vào đúng thời điểm đã quy định theo
Việc giãn nợ là một trong những chương trình ngân hàng có đặt ra khi người vay không thể quyết toán khoản nợ đã vay khi đã đến hạn thanh toán nợ vì những lý do cá nhâ. Và thực tế việc xin giãn thời gian thanh toán nợ sẽ phụ thuộc vào quyết định có đồng ý hay không đồng ý của người cho vay, và đường nhiên người đi vay phải có những lý do chính đáng kèm theo những bằng chứng chứng minh cụ thể và xác đáng về những lý do đó.
3. Đối tượng và điều kiện được phép gia hạn (giãn nợ) ngân hàng:
3.1. Đối tượng được phép gian hạn nợ ngân hàng:
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC, đối tượng được xem xét gia hạn khoản nợ, bao gồm:
Khách hàng gặp phải rủi ro theo các trường hợp sau:
– Do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra dẫn đến bị thiệt hại về tài chính, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và từ đó khách hàng vay nợ không còn đủ khả năng để thanh toán khoản vay nợ với ngân hàng bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi theo hợp đồng vay nợ đã ký kết trước đó với ngân hàng.
– Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân xuất phát từ việc chính sách của Nhà nước thay đổi dẫn đến khách hàng cũng không còn đủ khả năng để thanh toán khoản vay nợ với ngân hàng bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi theo hợp đồng vay nợ đã ký kết trước đó với ngân hàng.
– Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do gặp phải những nguyên nhân khách quan khác dẫn đến việc khách hàng cũng không còn đủ khả năng để thanh toán khoản vay nợ với ngân hàng bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi theo hợp đồng vay nợ đã ký kết trước đó với ngân hàng.
– Khách hàng thuộc đối tượng khoản nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo kết quả phân loại nợ theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
3.2. Điều kiện được phép gia hạn (giãn nợ) ngân hàng:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC, để được giãn nợ khách hàng phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Đối tượng: phải là những đối tượng được quy định như đã phân tích tại mục 3.1.
– Không thể thực hiện được khoản nợ bao gồm cả tiền nợ gốc và tiền nợ lãi đúng hạn như quy định tại hợp đồng vay nợ đã ký trước đây với ngân hàng do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
– Sau khi được ngân hàng đồng ý gia hạn nợ thì phải có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ.
– Khoản nợ của khách hàng được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán trả nợ hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng do Quỹ bảo lãnh tín dụng tiến hành thẩm định, đánh giá theo đúng hợp đồng vay nợ đã ký trước đó.
4. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng:
Mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng cũng giống như một văn bản hành chính thông thường, đảm bảo các yếu tố sau:
– Đầu tiền phải có đầy đủ mục quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Tên đơn: Đơn xin gia hạn nợ ngân hàng hoặc Đơn xin giãn nợ ngân hàng.
– Tiếp đến là khách hàng trình bày đầy đủ thông tin:
+ Đối với cá nhân: bao gồm các thông tin như họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; địa chỉ thường trú;…
+ Đối với doanh nghiệp: thông tin tên, địa chỉ trụ sở chính; họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật.
– Trình bày đầy đủ lý do vì sao xin gia hạn nợ ngân hàng?
– Cuối cùng lời cam đoan về trách nhiệm thanh toán trả nợ và ký đầy đủ họ tên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 57/2019/TT-BTC hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.