Việc quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào cũng là một lựa chọn khá phức tạp. Nhà đầu tư phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau. Vậy, trường hợp Nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu công nghiệp thì cần có đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp là gì?
Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp là văn bản được lập ra để sử dụng trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn xin đầu tư vào khu công nghiệp trong đó, có nội dung liên quan đến bên muốn đầu tư và bên nhận đầu tư.
Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp được sử dụng khi cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn đề nghị với ban quản lý khu công nghiệp mong muốn được sự chấp thuận đâu tư vào dự án khu công nghiệp nào đó, mẫu đơn này được gửi đến cho Ban quản lý khu công nghiệp để xem xét giải quyết và chọn nhà đầu tư phù hợp.
2. Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-
ĐƠN XIN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP (1) ………….
Kính gửi: Ban quản lý khu Công nghiệp (2) …………….
– Căn cứ
– Căn cứ Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số …………. Ngày ……tháng……..năm……… của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam;
– Căn cứ thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê mặt bằng tại Khu công nghiệp …… đã ký với Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp…….
Chúng tôi (3):
+ Họ và tên:
+ Năm sinh:
+ Quốc tịch:
+ Số hộ chiếu …….. ngày cấp …….. nơi cấp
+ Chức vụ:
+ Địa chỉ thường trú:
Là đại diện có thẩm quyền cho (4):
– Công ty:
– Thành lập theo luật pháp của:
– Giấy phép đăng ký hoạt động số: …….. ngày cấp …………. .nơi cấp
– Địa chỉ của trụ sở chính
– Số điện thoại:
– Số fax:
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định về Khu công nghiệp và Giấy phép đầu tư.
……, ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp và hướng dẫn soạn thảo mới nhất:
– Tên mẫu đơn: Mẫu đơn đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp mới nhất.
– Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp mới nhất:
+ (1): Tên khu công nghiệp mà bên làm đơn muốn làm đơn xin đầu tư.
+ (2): Nơi gửi là Ban quản lý của khu công nghiệp.
+ (3): Bên làm đơn, khai các nội dung về:
Họ và tên của người làm đơn, năm sinh của người người làm đơn, quốc tịch của người làm đơn,
Sổ hộ chiếu và ngày cấp, nơi cấp sổ hộ chiếu nếu có
Chức vụ của người làm đơn, địa chỉ thường trú của người làm đơn.
+ (4): Là cơ quan, tổ chức mà bên làm đơn là đại diện theo pháp luật để tiến hành dự án đầu tư vào khu công nghiệp. lần lượt khai các thông tin sau:
Tên công ty;
Thành lập theo pháp luật nước nào ( Nếu thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ghi là Thành lập theo luật pháp của Việt Nam)
Trong trường hợp nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư theo các nội dung trên
Làm đơn này xin thực hiện dự án đầu tư tại (các) lô đất số ……. trong Khu công nghiệp ……… theo hồ sơ kèm theo.
Số giấy đăng ký hoạt động và ngày cấp, nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan, đơn vị mà bên làm đơn là đại diện.
Địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, đơn vị có đại diện theo thẩm quyền tiến hành xin đầu tư vào khu công nghiệp.
Số điện thoại và Số Fax của cơ quan, đơn vị đó.
4. Các vấn đề pháp lý có liên quan:
– Khi gửi đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp, bên làm đơn phải đính kèm các tài liệu cần thiết sau:
+ Thỏa thuận nguyên tắc về thuê mặt bằng, thuê/ mua nhà xưởng ký với Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng.
+
+ Giải trình kinh tế kỹ thuật của dự án.
+ Các tài liệu chứng minh tư cách pháp lý , năng lực tài chính của chủ đầu tư.
(theo hướng dẫn như đối với các doanh nghiệp ngoài KCN)
– Về Điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, tại Điều 34 Nghị định 35/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Thứ nhất, Đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP cụ thể:
Điều 9 quy định Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp như sau:
1. Phù hợp với quy hoạch, nội dung quy hoạch sau đây:
– Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
– Có trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với khu công nghiệp nằm trong ranh giới khu kinh tế;
– Phù hợp với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khu công nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phân kỳ đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không quá 500 ha;
– Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 200 ha ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 200 ha;
– Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 150 ha ở vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 150 ha;
– Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 100 ha ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 100 ha.
3. Khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành với tổng vốn đầu tư của các dự án trong cụm liên kết ngành tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ hoặc 45.000 tỷ đồng được xem xét đầu tư giai đoạn đầu có quy mô diện tích không quá 1.000 ha. Các giai đoạn tiếp theo (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Dành tối thiểu 5 ha đất công nghiệp hoặc tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng, văn phòng, kho bãi) để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất. Trường hợp đầu tư loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao thì không phải thực hiện điều kiện quy định tại khoản này.
5. Có khả năng đáp ứng các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tại thời điểm trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật về đầu tư, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tối thiểu là 60%, trừ các trường hợp sau đây:
– Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã được thành lập trước đó nhưng bị chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc có quyết định hủy bỏ dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
– Tổng diện tích đất của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ 1.000 ha trở xuống;
– Địa điểm của khu công nghiệp tại địa bàn cấp huyện thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc trong khu kinh tế đã được thành lập;
– Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo các loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này;
– Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
7. Có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu công nghiệp đã được thành lập trước đó và có cùng nhà đầu tư thực hiện hoặc sử dụng vốn đầu tư công thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Khu công nghiệp đã được thành lập trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu là 60% và đã đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập trước đó;
– Đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp đã được thành lập trước đó theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 10 quy định Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp như sau:
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
– Điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp thì tổ chức kinh tế dự kiến thành lập phải có khả năng đáp ứng điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp chọn áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì các tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm:
– Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
– Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy mô diện tích, tiến độ thực hiện, tình hình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc dự án bất động sản khác mà nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án; chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức của nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án;
– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
2. Khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị – dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Quy mô diện tích phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, tiện ích công cộng của khu công nghiệp và tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích của khu công nghiệp.
3. Các dự án đầu tư dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc Mức I và Mức II của Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 35/2022NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.