Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép các thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 được chuyển đổi khu vực tuyển sinh trong một số trường hợp. Vậy mẫu đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh lớp 10 được viết như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh lớp 10 mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỐI KHU VỰC TUYỂN SINH
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo……..
Tên em là: …….
Sinh ngày: … … tháng … … năm … …
Là học sinh lớp: … … Trường THCS ……..
Hộ khẩu thường trú: …….
Thuộc khu vực tuyển sinh (theo hộ khẩu thường trú): ……… (Ví dụ: Khu vực 1)
Em làm đơn này xin được chuyển đổi sang khu vực tuyển sinh: ……… (Ví dụ: Khu vực 2)
Lý do: …….
(Tùy từng lý do cá nhân của học sinh. Ví dụ: Gia đình em vừa chuyển địa chỉ từ quận ABC sang quận DEF, nơi thuộc khu vực tuyển sinh 2. Việc đi lại giữa hai quận khá khó khăn và tốn kém thời gian và chi phí, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của em. Vì vậy, em xin được chuyển khu vực tuyển sinh để thuận tiện cho việc học tập và tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10).
Kính đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo … … … xem xét giải quyết.
CHA MẸ HỌC SINH (Ký, ghi họ tên) | HỌC SINH (Ký, ghi họ tên) | Ngày……..tháng……năm 202…
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG (GDTTGDNN-GDTX) (Ký tên và đóng dấu) |
2. Thí sinh được thay đổi khu vực tuyển sinh trong trường hợp nào?
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng là một kỳ thi quan trọng đối với các bạn học sinh, để tạo điều kiện cho các em có thể được học tập trong ngôi trường mà bản thân mong muốn. Trong một số trường hợp các em cũng có thể thay đổi nguyện vọng tuyển sinh (thay đổi khu vực tuyển sinh) vào trường khác khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp do Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội ban hành.
Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập. Cụ thể các khu vực tuyển sinh như sau:
– Khu vực 1 gồm các quận: Ba Đình, Tây Hồ.
– Khu vực 2 gồm các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
– Khu vực 3 gồm các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
– Khu vực 4 gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.
– Khu vực 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
– Khu vực 6 gồm các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
– Khu vực 7 gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng.
– Khu vực 8 gồm các huyện: Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
– Khu vực 9 gồm các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai.
– Khu vực 10 gồm quận Hà Đông và các huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai.
– Khu vực 11 gồm các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên.
– Khu vực 12 gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Việc phân chia khu vực tuyển sinh như vậy nhằm bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất về địa giới hành chính, giúp học sinh không phải di chuyển quá xa để đi học. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng đã có tính toán, sắp xếp để bảo đảm ở mỗi khu vực tuyển sinh cơ bản đều có các trường ở các nhóm khác nhau, đáp ứng nguyện vọng học tập đa dạng của học sinh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể về vị trí địa lý và năng lực học tập của mình, học sinh sẽ lựa chọn trường để đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp.
Học sinh muốn dự tuyển vào trường công lập phải đăng ký nguyện vọng tương ứng với khu vực tuyển sinh theo quy định. Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường trung học phổ thông công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải vào trường trung học phổ thông thuộc cùng một khu vực tuyển sinh mà học sinh (hoặc bố, hoặc mẹ, hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú; nguyện vọng 3 có thể thuộc một trường trung học phổ thông thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép các thí sinh được đổi khu vực tuyển sinh trong một số trường hợp khi thỏa mãn những điều kiện sao đây:
– Những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi thường trú, được đổi khu vực tuyển sinh
– Khi viết phiếu đăng ký nguyện vọng dự tuyển, các học sinh này phải lưu ý: Nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường trung học phổ thông công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi; nguyện vọng 3 (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
– Học sinh cần làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu, nêu rõ lý do đỏi khư vực tuyển sinh và có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giáo dục. Mẫu đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh lớp 10 mới nhất hiện nay ban hành theo Công văn 944/SGDĐT-QLT hướng dẫn chi tiết tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT). Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý, học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho phép một số trường có thể thay đổi khu vực tuyển sinh (nghĩa là khi thí sinh có mong muốn chuyển nguyện vọng sang những trường nêu dưới đây dù khác khu vực vẫn được chấp thuận). Khi học sinh đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của trường chuyên, các trường có lớp chuyên không bị ràng buộc khu vực tuyển sinh.
Các trường THPT chuyên và các trường THPT có lớp chuyên gồm:
– Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
– Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
– Trường THPT Sơn Tây
– Trường THPT Chu Văn An.
– Khi học sinh đăng ký vào lớp 10 của trường THPT tự chủ tài chính và Trường THPT tư thục.
– Đăng ký dự tuyển học chương trình song ngữ tiếng Pháp hoặc tăng cường tiếng Pháp cũng thuộc diện không áp dụng khu vực tuyển sinh.
3. Ý nghĩa của việc cho phép học sinh thay đổi khu vực tuyển sinh:
Việc cho phép học sinh thay đổi khu vực tuyển sinh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng như sau:
– Tăng tính công bằng trong quá trình tuyển sinh: Cho phép học sinh thay đổi khu vực tuyển sinh giúp đảm bảo sự công bằng trong quá trình tuyển sinh. Khi các trường chỉ tuyển sinh theo địa bàn cố định sẽ có những học sinh thiệt thòi vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
– Giúp giải quyết tình trạng quá tải: Một số khu vực tuyển sinh có số lượng sinh viên đăng ký tuyển sinh lớn, trong khi các khu vực khác lại ít hơn. Việc cho phép học sinh thay đổi địa điểm tuyển sinh giúp giải quyết tình trạng quá tải ở một số trường và còn giúp các trường ở các khu vực khác tuyển thêm học sinh.
– Giúp học sinh học tập tại những trường tốt nhất: Cho phép học sinh thay đổi địa điểm tuyển sinh giúp học sinh có cơ hội học tập tại những trường tốt nhất, không bị giới hạn bởi khu vực địa lý nơi mình sinh sống.
– Khuyến khích học tập tích cực: Cho phép học sinh thay đổi địa điểm tuyển sinh giúp khuyến khích học tập tích cực trong học sinh. Nếu học sinh học ở trường phù hợp với khả năng và sở thích của mình thì các em sẽ có xu hướng học tập tốt hơn.
Tóm lại, việc cho phép học sinh thay đổi địa điểm tuyển sinh giúp đảm bảo sự công bằng trong quá trình tuyển sinh và mang đến cho học sinh cơ hội học tập tại những trường tốt nhất, tăng cường tính tích cực học tập của các em.
4. Những lưu ý khi viết đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh lớp 10:
Khi viết đơn xin chuyển đổi khu vực tuyển sinh lớp 10, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
– Nêu rõ lí do: Trong đơn xin chuyển khu vực tuyển sinh, bạn cần nêu rõ lý do chính đáng tại sao bạn muốn chuyển khu vực, ví dụ như gia đình chuyển địa chỉ, việc đi lại khó khăn, tình trạng sức khỏe của bản thân hoặc người thân,…
– Điền đầy đủ thông tin cá nhân: Trong đơn xin, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, lớp học, trường học, địa chỉ thường trú,…
– Liên hệ đúng người quản lý: Bạn cần tìm hiểu và liên hệ đúng với người quản lý khu vực tuyển sinh để biết thêm thông tin về quy trình xin chuyển khu vực tuyển sinh cũng như hồ sơ cần chuẩn bị.
– Chú ý thời gian nộp đơn: Bạn cần chú ý nộp đơn chuyển khu vực tuyển sinh trong thời gian quy định.
– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định để đảm bảo tiến trình xin chuyển khu vực được diễn ra thuận lợi.
– Sử dụng ngôn từ lịch sự: Trong đơn xin, bạn cần sử dụng ngôn từ lịch sự, tránh sử dụng những từ ngữ cẩu thả, gây khó chịu hoặc xúc phạm đến người đọc.