Trong những trường hợp người lao động vì nhiều lý do khác nhau không thể thực hiện đúng ca làm theo sự phân chia của trưởng ca có thể làm đơn xin chuyển ca làm vào thời gian khác.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chuyển ca làm việc là gì?
Ca làm việc được hiểu là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Mẫu đơn xin chuyển ca làm việc là mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn kèm theo nội dung xin chuyển ca làm việc của người lao động gửi đến người sử dụng lao động thể hiện mong muốn được người sử dụng lao động xem xét, giải quyết cho người lao động chuyển ca làm việc.
Mẫu đơn xin chuyển ca làm việc là mẫu đơn được lập ra để người lao động xin được chuyển ca làm việc với lý do cá nhân như không đủ điều kiện sức khỏe, có việc bận đột xuất hoặc chế độ nghỉ thai sản đối với lao động là nữ . Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thời gian xin chuyển…
2. Đơn xin chuyển ca làm việc:
Nội dung đơn xin chuyển ca làm việc gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
……,ngày…tháng… năm …..
ĐƠN XIN CHUYỂN CA LÀM VIỆC
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty ……;
Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự.
Tôi là: ……… Sinh ngày :…………
CMND/ Căn cước công dân số: ……… Ngày cấp:……
Nơi cấp:……
Hiện đang công tác tại:……
Chức vụ:……
Trình bày nội dung đề nghị : (Nêu cụ thể lý do muốn chuyển ca làm việc)
………
(Ví dụ : Tôi đã làm việc tại phòng …………. , từ tháng ……. năm ………. Từ đó đến nay, ca làm việc của tôi là ca buổi tối, từ 20h tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Trong quá trình làm việc, tôi luôn tuân thủ nội quy công ty, làm việc hiệu quả và nhiều năm liền nhận được bằng khen của công ty. Tuy nhiên, hiện tại vì tôi đang mang thai ở tháng thứ 07 nên sức khỏe yếu đi nhiều. Khi làm việc vào ban đêm, tôi hay bị chóng mặt, phải nghỉ nhiều lần trong ca làm việc và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc).
Căn cứ theo quy định tại Điều 140
Thời gian chuyển ca từ ngày ……….. tháng ………… năm ……..
Rất mong Quý công ty xem xét, giải quyết, tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi được đáp ứng nguyện vọng của mình.
Tôi cam kết khi làm việc vào ca buổi sáng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ và tuân thủ nội quy công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ban giám đốc
Trưởng phòng Hành chính- Nhân sự
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin chuyển ca làm việc:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin chuyển ca làm việc
– Thông tin cá nhân người làm đơn: Họ tên, năm sinh, địa chỉ, nơi công tác, chức vụ,..
– Trình bày nội dung đề nghị và lý do cụ thể xin chuyển ca làm
– Thời gian xin chuyển ca
– Lời cam đoan
– Ký ten xác nhận
4. Mục đích chia ca làm việc, chia ca làm việc cho người lao động như thế nào?
Mục đích chia ca làm việc
– Nhằm đảm bảo chất lượng công việc tốt và sức khỏe cho nhân viên thì người sử dụng lao động phải chia ca làm việc bởi lẽ nhân viên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phục của mình khi phải làm việc quá số giờ quy định của pháp luật
– Đảm bảo tiến độ công việc hành ngày, nếu không chia ca thì có thể trong một ngày có người có những việc đột xuất cần bảo nghỉ, nếu như làm theo ca họ sẽ luân chuyển ca làm hoặc có thể nhờ người làm ca trước hoặc ca sáu đến làm thay ca khi không đi làm được
– Việc thay ca sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đối với những nơi kinh doanh họ sẽ nắm được thời điểm nào sẽ đông khách, thời điểm nào thưa khách để có thể phân chia ca làm phù hợp không bị thừa người thiếu việc lãng phí thời gian và tiền bạc.
Cách chia ca làm việc
Thông thường, ca được xem là một đơn vị giờ làm việc và theo quy định của luật lao động thì 8 tiếng 1 ca và 1 ngày 24 tiếng có 3 ca làm việc. Tuy nhiên ca làm việc mấy tiếng là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động vì có những người lao đọng họ có thể đáp ứng được số giờ làm cao hơn mức 8 tiếng, và mong muốn làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập nhưng không được vượt quá thời gian quy định của Bộ Luật lao động đã đưa ra.
Chia theo mục đích kinh doanh
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau để phân chia ca làm một cách phù hợp. Những ca làm được chia theo 03 khung giờ sau đây:
Ca sáng: từ 6giờ sáng đến 14 giờ chiều
Ca tối: từ 14 giờ chiều đến 22 giờ tối
Ca gãy: 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều và từ 18 giờ tối đến 22 giờ tối hoặc từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều và 17 giờ chiều đến 21 giờ tối
Chia theo khối lượng công việc cần làm trong ca
Tùy vào tình hình kinh doanh của mỗi đơn vị, trong trường hợp đơn vị có nhiều việc làm trong một ca thì sẽ đẩy số lượng người trong một ca làm nhiều hơn để chạy việc, ngược lại số lượng việc ít hơn thì sẽ tạo điều kiện ít người làm trong một ca
Chia theo nguyện vọng của nhân viên
Linh hoạt trong xoay ca làm cũng là một cách chia ca rất phổ biến bởi lẽ nó có thể đáp ứng được nguyện vọng của người tham gia làm việc mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc. Người tuyển dụng sẽ dựa vào nguyện vọng của người lao động là học sinh, sinh viên hay phụ nữ có con nhỏ để sắp xếp theo nguyện vọng nhưng phải đảm bảo không có sự chênh lệch giữa các ca làm việc với nhau tránh sự mất cong bằng
5. Quy định về thời gian làm việc?
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Làm thêm giờ
– Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
– Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
– Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin chuyển ca làm việc, hướng dẫn soạn thảo đơn xin chuyển ca làm và một số quy định về mục đích, phân chia ca, thời gian làm việc đối với người lao động!