Nhìn chung thì phần lớn các quốc gia quy định độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18-20 tuổi, và tuổi kết hôn của nam lớn hơn nữ khoảng 1-2 tuổi. Tuy nhiên một số nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn 1-2 năm nếu có sự đồng ý của cha/mẹ, hoặc trong trường hợp người nữ đã mang thai.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chuẩn tuổi kết hôn là gì?
Mẫu đơn xin được chuẩn tuổi kết hôn là mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin về người muốn kết hôn cùng
Mẫu đơn xin được chuẩn tuổi kết hôn là mẫu đơn được lập ra để xin được chuẩn tuổi kết hôn
2. Đơn xin chuẩn tuổi kết hôn:
Tên mẫu đơn: Đơn xin chuẩn tuổi kết hôn
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin được chuẩn tuổi kết hôn như sau:
GIÁO PHẬN ….
Giáo hạt: …
Giáo xứ: …
ĐƠN XIN CHUẨN TUỔI KẾT HÔN
(Phải viết bằng tay)
Kính gửi: Đức Cha …..
Giám mục giáo phận …..
Kính thưa Đức Cha,
Con là (họ tên đầy đủ): ……
Sinh ngày … tháng … năm … Nơi sinh: …..
Thuộc Giáo xứ: ……. Giáo phận: …..
Rửa tội ngày ……, tại Giáo xứ …. Giáo phận …
Thêm sức ngày ……., tại Giáo xứ ….. Giáo phận ……
Hiện ở (địa chỉ đầy đủ): …
Thuộc Giáo xứ ……. Giáo phận …….
Con ông: …….
Và bà: ……
Địa chỉ hiện tại (địa chỉ đầy đủ): …….
Nay con muốn kết hôn
với anh/cô (tên thánh, họ tên) …..
Sinh ngày … tháng … năm … Nơi sinh: ……
Rửa tội ngày ….., tại Giáo xứ …… Giáo phận…..
Thêm sức ngày ……., tại Giáo xứ ……Giáo phận………..
Hiện đang ở tại Giáo họ ……, Giáo xứ: …..Giáo phận:…
Con ông: ……..
Và bà: …..Địa chỉ hiện tại (địa chỉ đầy đủ): …….
Con còn thiếu tháng nữa mới đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật, nhưng vì điều kiện gia đình con có…… (ai đó đang bệnh nặng, có lẽ sẽ qua đời trước ngày con đủ tuổi kết hôn hoặc một lý do nào chính đáng khác).
Con xin Đức Cha vui lòng chuẩn tuổi kết hôn cho con. Con xin chân thành cám ơn Đức Cha.
……., ngày…tháng…năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi họ tên)
Ý kiến của cha Quản xứ hoặc Cha đặc trách
Con là , Quản xứ (hoặc đặc trách) giáo xứ , xác nhận những điều trong đơn xin chuẩn tuổi kết hôn của anh/chị đúng sự thật.
Con đã gặp gỡ gia đình của anh chị dự hôn và hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết để xin chuẩn tuổi kết hôn.
Kính xin Đức Cha thương chuẩn tuổi kết hôn cho anh/chị ………..
……, ngày…tháng…năm…
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin chuẩn kết hôn:
Tên mẫu đơn: Đơn xin chuẩn kết hôn
– Thông tin hai bên cá nhân kết hôn:
Họ tên
Năm sinh
Thuộc Giáo xứ…, Giáo phận
Rửa tội ngày .., tại Giáo xứ …. Giáo phận …
Thêm sức ngày …., tại Giáo xứ ….. Giáo phận ….
Hiện ở (địa chỉ đầy đủ): …
Thuộc Giáo xứ …. Giáo phận …..
Con ông: …..
Và bà: ……
Địa chỉ hiện tại (địa chỉ đầy đủ): ……
Nay con muốn kết hôn
– Ý kiến của cha Quản xứ hoặc Cha đặc trách
– Ký tên, đóng dấu
4. Quy định về độ tuổi kết hôn:
Quan niệm
Giáo hội công giáo xác định hôn nhân là một “bí tích” và vì vậy nó có tính chất thánh thiêng, việc cử hành “bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt cộng đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở nên một giao ước vĩnh cửu giữa người nam và người nữ. Người Công giáo tin rằng khi được lãnh nhận bí tích hôn nhân cách chính thức, đôi nam nữ sẽ được chúc phúc yêu thương, chung thủy với nhau suốt cả cuộc đời, trong một giao ước do chính Chúa Giêsu đã lập.
Đặc tính
Có thể nói, hai đặc tính cơ bản nhất của một cuộc hôn nhân Công giáo là đơn hôn (một vợ một chồng), vĩnh hôn (vĩnh viễn), thể hiện qua câu Kinh Thánh thường dùng: Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly
Do có đặc tính như vậy nên người Công giáo tin rằng đôi nam nữ lãnh nhận bí tích hôn nhân sẽ phải yêu thương nhau mãi mãi. Giáo hội Công giáo quan niệm rằng: con người được sinh ra là do Thiên Chúa, vì thế, hôn nhân cũng là sự cộng tác vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa qua việc sinh sản. Tuy nhiên cho rằng việc sinh sản là tham gia vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa là chưa đúng và chủ quan, phiến diện; bởi vì công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa còn là sự duy trì nhân sinh như: chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, giúp đỡ nhân loại, tạo điều kiện phát triển kinh tế, phát triển khoa học kĩ thuật cải thiện đời sống con người…v…v… Do đó sinh sản không phải là điều chính yếu nếu không muốn nói đó sẽ là tội lỗi nếu sinh sản vô trách nhiệm, không đảm bảo được tương lai con trẻ.
Giáo hội Công giáo không công nhận hôn nhân khi chỉ có kết hôn dân sự (đăng ký giá thú ngoài đời) mà không qua lãnh nhận bí tích từ Giáo hội (tổ chức lễ cưới trong nhà thờ). Giáo luật Công giáo điều 1055 và 1065 tuyên bố, giá thú như thế là vô hiệu
Điều kiện của một cuộc hôn nhân Công giáo
Tự do
– Tự do về tinh thần: tự do kết hôn, không chịu sức ép nào từ bên ngoài (gia đình, người thân, các khoản khế ước, vay nợ…) – Giáo Luật, điều 1057
– Tự do về dân sự: không bị ràng buộc về mặt pháp lý hôn nhân dân sự (như đang có hôn thú với người khác) và pháp lý về độ tuổi dân sự theo luật pháp quốc gia (ở Việt Nam, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên).
Tôn giáo – đức tin
– Người nam và người nữ phải được rửa tội theo nghi thức Công giáo (đồng đạo).
– Người nam và người nữ chưa lãnh nhận bí tích hôn phối lần nào, hoặc không còn bị ràng buộc bởi một bí tích hôn phối trước đó (khi chồng/vợ mình đã qua đời tự nhiên).
– Học qua lớp giáo lý của Giáo hội Công giáo thông qua giáo xứ hay giáo phận. Lớp giáo lý hôn nhân được tổ chức vài tháng trước hôn lễ, để giúp cho người chuẩn bị kết hôn những kiến thức cần thiết về đức tin, kỹ năng sống gia đình, sinh sản, giáo dục con cái.
– Không bị vướng vào một hay nhiều “ngăn trở” theo quy định của Giáo Luật
Tín đồ Công giáo bắt buộc phải cử hành hôn lễ theo nghi thức Công giáo, nếu ai cử hành nghi thức không theo Công giáo sẽ bị phạt vạ (một kiểu chế tài tôn giáo), và những người tham dự vào nghi thức đó cũng chịu hình phạt tương tự.
Vấn đề tính dục, sinh sản
Giáo Luật, điều 1061:
– Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là chỉ mới thành nhận, nếu chưa có sự hoàn hợp; hôn phối là thành nhận và hoàn hợp khi đôi bạn đã giao hợp với nhau một cách hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành động ấy, đôi bạn trở nên một xác thể.
– Sau khi đã cử hành hôn phối, nếu đôi bạn đã sống chung với nhau thì sự hoàn hợp được suy đoán cho đến khi chứng minh ngược lại.
– Hôn phối vô hiệu được gọi là giả định, nếu đã được cử hành với sự ngay tình, ít ra là của một bên, cho đến khi cả hai bên biết chắc chắn về sự vô hiệu của hôn phối.
Vấn ngừa thai, phá thai
– Ngừa thai:
Giáo hội Công giáo quan niệm rằng, sinh sản là quyền năng của Thiên Chúa, con người chỉ cộng tác vào sứ mệnh này qua bí tích hôn nhân. Ngừa thai là hình thức tự mình loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sứ mệnh ấy. Do đó, Giáo hội không cho phép sử dụng mọi biện pháp tránh thai nhân tạo mà chỉ được dùng cách tính theo chu kì kinh nguyệt, mọi biện pháp có sự can thiệp từ tác nhân bên ngoài đều bị cấm. Tuy ngăn cấm quyết liệt việc ngừa thai nhân tạo (đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su…) và việc phá thai, nhưng Giáo hội cũng khuyến khích giáo dân sinh sản có trách nhiệm, nghĩa là trước khi có ý định sinh con thì cha mẹ nên có đủ điều kiện để chăm sóc cho con cái cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.
– Phá thai:
Giáo hội Công giáo quan niệm rằng, phá thai cũng là một hình thức giết người, vì vậy lên án gay gắt việc phá thai và coi đó là trọng tội theo điều răn thứ năm, có thể dẫn đến vạ tuyệt thông cho người phạm phải. Do vậy đây là vấn đề đang gây tranh cãi gay gắt giữa Giáo hội và nhà nước dân sự về việc kiểm soát dân số.
Nghi thức hôn phối
Nghi thức hôn phối Công giáo được cử hành trong một thánh lễ có giáo dân tham dự, linh mục hoặc phó tế làm người chứng hôn, cần thiết có thêm hai người làm chứng “không bị ngăn trở” cho đôi hôn phối.
– Nghi thức tuyên tín:
Trước mặt linh mục và giáo dân, người nam và người nữ buộc phải nói câu sau đây:
– Nghi thức trao nhẫn:
Người nam và người nữ xỏ nhẫn vào ngón tay người bạn đời và nói:
Hôn nhân hỗn hợp, khác đạo
Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo và một bên không phải là Công giáo.
– Nếu bên không Công giáo, nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp.
– Nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một người Công giáo và một người Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo v.v…. kể cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào.
Giáo luật về Hôn nhân khác đạo
Theo luật hiện nay của Hội Thánh:
– Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền
– Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền
Bởi vậy, nếu ở trong trường hợp Hôn nhân hỗn hợp hoặc hôn nhân khác đạo, đôi bạn cần trình bày với cha xứ để được hướng dẫn về thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục Giáo phận.
Muốn được phép chuẩn:
– Hai đương sự phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo
– Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.
– Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy
Trên đây là bài viết tham khảo về đơn xin đủ tuổi kết hôn và quy định đủ tuổi kết hôn theo Công Giáo!