Khi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bị sai thông tin cá nhân như tên đệm, ngày tháng năm sinh, nơi sinh,... thì cần có đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
- 4 4. Một số quy định về chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
1. Mẫu đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
Đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét thực hiện việc chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do xuất hiện sai sót có nội dung không đúng được ghi nhận trên bằng tốt nghiệp.
Đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được gửi tới trường mà học sinh đó đang theo học để xin chỉnh sửa về nội dung không đúng được ghi trong bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
2. Mẫu đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày… Tháng… Năm…
ĐƠN XIN CHỈNH SỬA BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Kính gửi: – Trường trung học phổ thông…
– Ban Giám hiệu trường trung học phổ thông…
– Ông… – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông…
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
–Căn cứ
–Căn cứ Nghị định …/…../NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của
–Căn cứ ….
Tên tôi là: … Sinh ngày… Tháng… năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số: … Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP): …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: …
Tôi xin trình bày với Quý trường sự việc như sau:
Tôi là … (tư cách của bạn trong việc làm đơn, như, cựu học sinh của Quý trường)
Là: cựu học sinh lớp … Trường … Năm học … Khóa học: …
….(Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ:
Ngày…./…../……. Tôi nhận được bằng Tốt nghiệp trung học phổ thông của cá nhân, mang những nội dung sau:
1./ …
2./ …
3./… (Bạn liệt kê các thông tin chính mà bằng tốt nghiệp của bạn thể hiện)
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả học, bằng chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời,… cũng như học bạ trung học phổ thông của mình, tôi nhận thấy, thông tin về… được ghi nhận trên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông mà bản thân nhận được (nêu trên) đã có sai sót so với các giấy tờ trên/thực tế). Cụ thể, theo … (ví dụ: học bạ) thì … (ví dụ: xếp loại học lực) là … mà không phải là … theo như bằng tốt nghiệp mà bản thân tôi đã nhận được.)
Do vậy, tôi làm đơn này, để kính đề nghị Quý trường tiến hành sửa đổi thông tin………. mà tôi đã nêu trên sang … và cấp cho tôi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông mới với thông tin chính xác (nếu có).
Để chứng minh thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ, văn bản sau:
1./01 Bản sao y học bạ;
2./… (Liệt kê số lượng, tình trạng văn bản bạn gửi kèm, nếu có)
Tôi xin cam đoan với Quý trường những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
– Phần kính gửi: Ghi cụ thể tên cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trường trung học phổ thông…
Ban Giám hiệu trường trung học phổ thông…
Ông… – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
– Ghi rõ tư cách của bạn trong việc làm đơn, như, cựu học sinh của Quý trường.
– Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn
– Bạn liệt kê các thông tin chính mà bằng tốt nghiệp của bạn thể hiện
4. Một số quy định về chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông:
Theo thông tư 21/20119/TT-BGDĐT quy định về chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:
4.1. Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:
Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định tại điều 21 thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã thực hiện việc cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể.
Như vậy đối với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì bằng tốt nghiệp do Sở Giáo dục và đào tạo trên địa bàn cấp nên người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng là Giám đốc Sở Giáo dục và đào tại tại nơi cấp
4.2. Các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:
Các trường hợp cá nhân được chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định tại Điều 22 thì người được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ có quyền yêu cầu thực hiện việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; cá nhân được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; cá nhân được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch; và cá nhân được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.
4.3. Thủ tục chỉnh sửa:
Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
– Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ bao gồm các loại giấy tời sau:
+ Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;
+ Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
+ Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
+ Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
Đối với các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
– Trình tự chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:
– Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ như đã được nêu ở trên cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;
– Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.
– Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
4.4. Quy định về thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ:
Theo như quy định của pháp luật thì các loại văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
– Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
– Các loại văn bằng, chứng chỉ cấp cho người không đủ điều kiện;
– Các loại văn bằng, chứng chỉ do người không có thẩm quyền cấp;
– Các loại văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa;
– Ca nhân có các loại văn bằng, chứng chỉ mà để cho người khác sử dụng;
– Các loại văn bằng, chứng chỉ do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định trưởng phòng giáo dục và đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo; người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên; giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng; của Quy chế này có trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
Theo như quy định thì cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp khác.