Theo quy định của pháp luật về viên chức thì viên chức hoàn toàn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vậy mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:
-Phòng ĐT và GD….
– BGH của trường….
Tôi tên là: ….
Sinh ngày: ….
Trình độ chuyên môn: …..
Công việc hiện làm: ….
Đơn vị công tác: ….
Tôi đã nghỉ việc để điều trị ốm đau được 06 tháng liên tục nhưng đến nay căn bệnh của tôi vẫn cần một khoảng thời gian dài để điều trị theo chỉ định của các sĩ. Chính vì thế tôi cần phải nghỉ việc để chuyên tâm cho việc điều trị bệnh, vì vậy tôi không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ được phân công tại trường….Nay tôi có nguyện vọng xin nghỉ việc để tiếp tục thực hiện điều trị bệnh.
Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị BGH trường ….. và lãnh đạo phòng GD&ĐT….cho phép tôi được nghỉ việc để tiếp tục thực hiện điều trị bệnh.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…., ngày….tháng…năm….
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG | Người viết đơn |
2. Quy định về thời gian nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức:
Điều 25
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên có xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng ở trong khoảng thời gian mà từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với tất cả những người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không có xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc mà không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Viên chức mà đã được tuyển dụng vào trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
+ Cán bộ, công chức đã được chuyển sang làm viên chức.
+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc ở tại những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Khoản 4, 5, 6 Điều 29 Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Viên chức quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, Điều này quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức cụ thể như sau:
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thực hiện thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất là 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc là không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc là không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi hoặc là bị cưỡng bức lao động;
+ Bản thân hoặc là gia đình thật sự đang có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
+ Viên chức nữ đang có thai phải nghỉ việc theo như chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc là bị tai nạn đã được điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
– Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho chính người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất là 03 ngày đối với các trường hợp viên chức đang làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn mà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đã nêu trên, trừ trường hợp viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn mà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi viên chức đó ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa được hồi phục thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho chính người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 30 ngày.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng tùy theo loại hợp đồng làm việc mà viên chức đã ký kết thì thời gian nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Thời gian nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức có ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn:
+ Ít nhất 45 ngày.
+ Trường hợp viên chức ốm đau hoặc là bị tai nạn mà đã điều trị 06 tháng liên tục: ít nhất 03 ngày.
– Thời gian nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức có ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn:
+ Ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp các viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đã nêu trên
+ Ít nhất 30 ngày đối với trường hợp các viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
3. Chế độ của viên chức khi nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức đúng thời gian:
Như đã phân tích ở mục trên, khi viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải tuân thủ về thời gian báo trước cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức đúng thời gian đã nêu trên). Điều 45 Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Viên chức quy định về chế độ thôi việc của viên chức, Điều này quy định về chế độ thôi việc như sau:
– Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi mà đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, khi hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không có ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không có xác định thời hạn thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn mà đã điều trị 06 tháng liên tục hoặc các viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật về viên chức.
– Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Viên chức bị buộc thôi việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà có vi phạm những vấn đề sau:
++ Vi phạm về thời gian thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
++ Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc trong những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
++ Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn vi phạm về thời gian thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng.
++ Chấm dứt hợp đồng làm việc khi viên chức đã có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
Như vậy, khi viên chức thực hiện nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức đúng thời gian thì sẽ được hưởng các chế độ sau khi thôi việc, tuy nhiên các chế độ này chỉ áp dụng đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn mà đã điều trị 06 tháng liên tục và viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật về viên chức:
– Trợ cấp thôi việc.
– Trợ cấp mất việc làm.
– Chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Viên chức.