Học sinh muốn được cấp bản sao kết quả học tập sẽ phải làm đơn xin cấp bản sao kết quả học tập và gửi cho ban giám hiệu nhà trường, đề nghị nhà trường cấp cho mình bản sao kết quả học tập.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp bản sao kết quả học tập là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin cấp bản sao kết quả học tập là văn bản được lập ra bởi học sinh cần xin kết quả học tập gửi cho ban giám hiệu trường để xin được cấp bản sao kết quả học tập với nội dung bao gồm thông tin người viết đơn, lý do xin cấp bản sao kết quả học tập.
Mục đích của mẫu đơn xin cấp bản sao kết quả học tập: học sinh, sinh viên muốn được cấp bản sao kết quả học tập sẽ lập đơn nhằm mục đích xin được cấp kết quả học tập để phục vụ những lý do cá nhân yêu cầu.
2. Mẫu đơn xin cấp bản sao kết quả học tập:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o—–——
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN CẤP BẢN SAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi: -Ban Giám hiệu trường THPT…(1)
-Hiệu trưởng trường THPT…
Tôi tên là:……… (2)
Sinh ngày:……………
CMND số:…………Ngày cấp:………….Nơi cấp:……
Hộ khẩu thường trú:………
Chỗ ở hiện tại:…………
Điện thoại liên hệ:………
Là học sinh của Trường THPT… niên khóa: ………….. Lớp 10:…… Lớp 11:……. Lớp 12:……….
Hôm nay tôi làm đơn này xin trình bày một việc như sau:
Để hoàn thiện hồ sơ xin đi lao động nước ngoài, tôi bắt buộc phải có bản sao giấy chứng nhận kết quả học tập 3 năm tại trường THPT…Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính mong nhà trường xem xét và cấp bản sao kết quả học tập của tôi tại trường THPT…
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người viết đơn cần đảm bảo chính xác nội dung và hình thức của mẫu đơn:
(1) Phần kính gửi ghi rõ ban giám hiệu, hiệu trưởng trường học mà học sinh theo học;
(2) Ghi rõ thông tin của người viết đơn: Họ và tên, chứng minh nhân dân, ngày cấp, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, học sinh lớp nào, niên khóa bao nhiêu.
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan?
4. Những quy định liên quan đến cấp bản sao kết quả học tập:
Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ:
Theo Điều 11 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo đại học:
– Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
– Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc
Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Xử lý kết quả học tập theo niên chế:
Theo Điều 12 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo đại học:
– Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
– Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
– Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc
Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ:
Theo Điều 13 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo đại học:
– Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
– Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
– Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp:
Theo Điều 14 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo đại học:
– Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
– Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
– Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khóa được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
– Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
– Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;
Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;
Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.