Giảng viên, giáo viên hay người thực hiện việc giảng dạy thấy cần thiết phải bổ sung đồ dùng dạy học thì sẽ làm đơn xin bổ sung gửi cho Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu cơ sở giáo dục để được giải quyết. Vậy đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học là gì?
Đồ dùng dạy học là 1 yếu tố mang đến chết lượng giảng dạy cho giáo viên và môn học. Đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học là mẫu đơn được xác lập do giảng viên, giáo viên hay người thực hiện việc giảng dạy lập ra được dùng trong trường hợp các trường học, cơ sở giáo dục có nhu cầu bổ sung, cấp mới các loại đồ dùng, thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Trong đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học cần phải nêu được những nội dung về người làm đơn, những đồ dùng dạy học cần bổ sung,…
Đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học là văn bản ghi nhận những thông tin về người làm đơn, những đồ dùng dạy học cần bổ sung,…Ngoài ra, đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học là giấy tờ căn cứ để Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu của cơ sở giáo dục thực hiện việc bổ sung đồ dùng dạy học để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh.
2. Mẫu đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
….ngày……tháng …..năm……
ĐƠN XIN BỔ SUNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
NĂM HỌC 20… – 20…
Căn cứ vào……
(Ví dụ: Kế hoạch của Phòng giáo dục và đào tạo về việc ……)
Căn cứ vào tình trạng thực tế tại………
Kính gửi: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ…
Tôi tên là:……
Đơn vị công tác :……
Chức vụ:……
Hiện nay, các đồ dùng dạy học dành cho giáo viên và học sinh tại trường………đã cũ hỏng. Những đồ dùng này đã được Phòng GD&ĐT cấp từ nhiều năm nay nên tới nay đã bị xuống cấp và không thể sử dụng trong năm học …………. được nữa. Do vậy trong năm học …. sẽ không đủ đồ dùng cho phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh Nhà trường. Căn cứ vào…và thực tế kể trên, trường……xin đề nghị Phòng GD&ĐT cấp thêm các đồ dùng sau đây:
Tên thiết bị, đồ dùng Quy cách, đặc tính Số lượng Ghi chú
Vậy để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy và học của nhà trường trong năm học…………, trường…………kính mong Quý Ban lãnh đạo cấp trên xem xét, giải quyết và cấp bổ sung thêm cho trường………số lượng đồ dùng dạy học như đã trình bày ở trên trong năm học……….
Thay mặt tập thể cán bộ, viên chức và học sinh trường ……., tôi xin trân trọng cảm ơn !
Xác nhận của Phòng giáo dục và đào tạo
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học:
Phần kính gửi của đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền (Phòng giáo dục và đào quận/huyện/thị xã).
Phần nội dung của đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết, những đồ dùng phục vụ dạy học cần bổ sung( trình bày ngắn gọn tình trạng cũng như tại sao cần bổ sung đồ dùng dạy học)
Cuối đơn xin bổ sung đồ dùng dạy học thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên, đồng thời có sự xác nhận của Phòng giáo dục đào tạo quận/ huyện/ thị xã.
4. Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định là những máy móc, thiết bị đồng bộ; máy móc, thiết bị đơn chiếc; dây chuyền công nghệ; dụng cụ; đồ dùng, đồ chơi; bàn; ghế; bảng; tủ/giá, kệ và các thiết bị khác (sau đây gọi chung là thiết bị) được sử dụng cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy, học tập, đào tạo, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và cơ sở đào tạo.
4.1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị trong các cơ sở giáo dục:
+ Thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Thiết bị không có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
– Thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ và học sinh;
– Thiết bị phục vụ cho công tác thi và tuyển sinh, đánh giá, kiểm định chất lượng;
– Máy tính, phương tiện kết nối mạng máy tính, các phần mềm hỗ trợ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học, các thiết bị nghe nhìn, hệ thống bàn, ghế, bảng, tủ/giá, kệ được lắp đặt trong các phòng học và các phòng chức năng bao gồm: phòng họp, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng khoa học – công nghệ, phòng tin học, phòng ngoại ngữ, phòng bộ môn, thư viện, phòng đa chức năng, phòng hoạt động đoàn đội, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập, phòng tư vấn học sinh và nhà đa năng;
– Thiết bị vệ sinh trong khu vệ sinh của học sinh;
– Thiết bị phục vụ cho công tác y tế trường học;
– Thiết bị, dụng cụ hoạt động thể dục thể thao trường học;
– Thiết bị phục vụ cho các trường chuyên biệt;
– Thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động dạy và học.
* Định mức thiết bị
Để xác định định mức thiết bị, các cơ sở giáo dục cần căn cứ theo các nguyên tắc sau:
+ Đối với thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
Căn cứ quy mô học sinh, số lớp và các quy định trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định số lượng, đảm bảo đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, giáo dục và chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục.
+ Đối với thiết bị không có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần căn cứ theo các nguyên tắc sau:
– Phù hợp với nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục;
– Theo định hướng phát triển của cơ sở giáo dục để đạt được các mức độ đạt chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị trong từng giai đoạn;
– Quy mô học sinh, số lớp;
– Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học;
– Nhu cầu sử dụng thực tế;
– Điều kiện về cơ sở vật chất để lắp đặt, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị.
4.2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị trong các cơ sở đào tạo:
– Thiết bị trong các phòng thí nghiệm, phòng thực hành; xưởng/trại/trạm thực tập, thực hành, thực nghiệm;
– Thiết bị trong các thư viện hoặc trung tâm thông tin – thư viện, dây chuyền công nghệ phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
– Thiết bị phục vụ cho công tác thi và tuyển sinh, đánh giá, kiểm định chất lượng.
– Máy tính, phương tiện kết nối mạng máy tính, các phần mềm hỗ trợ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; các thiết bị nghe nhìn, hệ thống bàn, ghế, tủ/giá, kệ được lắp đặt trong các phòng học, hội trường, phòng sinh hoạt chuyên môn, giảng đường, trạm y tế, phòng thí nghiệm, phòng thực hành; xưởng/trại/trạm thực tập, thực hành, thực nghiệm, thư viện hoặc trung tâm thông tin – thư viện;
– Hệ thống điều hòa, hút ẩm, bảo ôn, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước, chất thải trong các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng nghiên cứu khoa học; xưởng/trại/trạm thực tập, thực hành, thực nghiệm;
– Thiết bị khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các nhiệm vụ đặc thù của cơ sở đào tạo.
* Định mức thiết bị:
Để xác định định mức thiết bị, các cơ sở đào tạo cần căn cứ theo các nguyên tắc sau:
+ Quy mô sinh viên, giảng viên quy đổi theo định hướng phát triển của cơ sở đào tạo.
+ Theo yêu cầu và mục tiêu của ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo; theo yêu cầu và mục tiêu của nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo và chuyển giao công nghệ; theo yêu cầu và mục tiêu của các nhiệm vụ, dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu phục vụ đào tạo.
+ Quy mô sinh viên của từng chuyên ngành đào tạo.
4.3. Tổ chức thực hiện
– Căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị cho các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý.
– Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
+ Đối với các cơ sở đào tạo
– Căn cứ quy định tại Thông tư này, xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị của đơn vị.
– Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị cho các cơ sở đào tạo.
+ Các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư căn cứ quy định xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị của đơn vị.