Tại Việt Nam để được hiến xác, nội tạng phục vụ cho y học và nghiên cứu sau khi mất, bạn chỉ cần đăng ký với trường Đại học Y gần nhất với nơi bạn ở. Đơn tự nguyện hiến xác là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn tự nguyện hiến xác là gì?
Pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền hiến xác của công dân Việt Nam tại điều 5 Luật lấy, hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:
“Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.”
Theo đó có thể hiểu đơn tự nguyện hiến xác là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân đủ mười tám tuổi, có hành vi dân sự đầy đủ trên tinh thần tự nguyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích cống hiến xác cho y học sau khi qua đời.
Đơn tự nguyện hiến xác được soạn thảo gửi đến cơ sở y tế gần nhất nhằm mục đích đăng ký tự nguyện hiến xác sau khi qua đời.
Nội dung đơn gồm các thông tin về người hiến xác, lý do làm đơn,…
Đơn tự nguyện hiến xác là căn cứ để xác minh nguyện vọng hiến xác của người làm đơn
2. Mẫu đơn tự nguyện hiến xác mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
ĐƠN TỰ NGUYỆN HIẾN XÁC
Kính gửi: ……
Tên tôi là: …..
Sinh ngày…..tháng….năm….
Giới tính: ……
Địa chỉ thường trú: ………
Nghề nghiệp: …….
Nơi công tác (nếu có): …….
Giấy CMND/Hộ chiếu số ……..; cấp ngày ……..; nơi cấp ….
Điện thoại (nếu có): ………
Vì sự phát triển nền Y học nước nhà, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, sau khi được cán bộ y tế tư vấn, tôi xin tự nguyện hiến xác của tôi cho khoa học sau khi tôi qua đời mà không yêu cầu kèm theo bất cứ một điều kiện nào.
Tôi viết đơn này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
……., ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn tự nguyện hiến xác chi tiết nhất:
Phần Kính gửi: Ghi thông tin cơ sở y tế nơi nộp đơn đăng ký hiến xác
Tên tôi là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Giới tính: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Nghề nghiệp: Ghi theo công việc đang làm hiện tại
Nơi công tác (nếu có): ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy CMND/Hộ chiếu số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Điện thoại (nếu có):
Trình bày về lý do làm đơn
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục đăng ký hiến xác:
– Đối tượng được đăng ký hiến xác: Người có đủ điều kiện hiến xác (Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế.
(1) Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm
(2) Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
– Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;
– Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn
– Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.
Hiệu lực: Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
Hiến xác sau khi chết cho y học là một hành động cao đẹp, tuy nhiên việc hiến xác phải tuân thủ theo nguyên tắc pháp luật, việc lấy xác phải đáp ứng các điều kiện, cụ thể:
– Chỉ cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này mới được tiến hành lấy xác.
– Việc lấy xác được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Người chết có thẻ đăng ký hiến xác;
+ Trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó;
+ Người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng và có giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp.
5. Một số quy định của pháp luật về việc hiến xác:
Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
– Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
– Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
– Không nhằm mục đích thương mại.
– Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác
– Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
– Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Chính sách của Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
– Đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cho cơ sở y tế thực hiện việc nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.
– Hỗ trợ việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.
– Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, hợp tác trong việc nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.
– Hỗ trợ việc thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
– Hỗ trợ nguồn lực phục vụ việc nghiên cứu, nuôi cấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người nhân tạo.
– Chăm sóc sức khoẻ cho người đã tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
– Tôn vinh người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể người và người tự nguyện hiến xác.
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi:
– Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
– Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
– Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
– Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
– Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
– Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
– Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
– Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
– Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
– Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
– Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng nội dung thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
– Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
– Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại địa phương.
Căn cứ pháp lý:
Luật lấy, hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006
Thông tư 104/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác.