Hiện nay, xung quanh khu dân cư, khu nhà ở tập thể thường xuyên xảy ra tình trạng đốt rác thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người dân. Vậy, Mẫu đơn tố việc đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn tố việc đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể là gì?
Đơn tố việc đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể là văn bản do cá nhân, tổ chức, chứng kiến và chịu ảnh hưởng từ hành vi đốt rác của cá nhân khác gửi đến cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm yêu cầu xử lý hành vi đó.
Đơn tố việc đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể dùng văn bản giúp cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, là căn cứ để người có thẩm quyền thực hiện hàng loạt các hoạt động nghiệp vụ để xác minh và xử lý hành vi vi phạm đó.
2. Mẫu đơn tố việc đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
………., ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ GIÁC
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
(V/v: Đối tượng…….. đã có hành vi đốt rác trong khu dân cư………)
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………
– Ông………… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)………
(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào hành vi cụ thể của chủ thể có thẩm quyền, Thanh tra môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường,…)
– Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
– Căn cứ Nghị định …/…./NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính ….
– Căn cứ…;
Tên tôi là:……….Sinh ngày…. tháng…… năm……………
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……….
Địa chỉ thường trú:…………
Chỗ ở hiện nay ……………
Điện thoại liên hệ: ……………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:…………
Địa chỉ trụ sở chính:……
Giấy CNĐKDN số:……….. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./……..
Số điện thoại:………… Số Fax:………….
Người đại diện theo pháp luật:………
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….
Chức vụ:………
Địa chỉ thường trú:……………
Chỗ ở hiện nay …………
Điện thoại liên hệ: ………
Căn cứ đại diện:………..)
(Công ty) tôi là dân cư trong khu dân cư………
Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:…
(Bạn trình bày về hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, trong đó, bạn cần nêu ra được hoàn cảnh nào làm bạn phát hiện hành vi vi phạm, hành vi vi phạm cụ thể là gì, diễn ra ra sao, ở đâu tại khu dân cư, vào thời gian nào, mức độ nghiêm trọng ra sao, do chủ thể nào thực hiện,…)
Tôi nhận thấy hành vi của đối tượng…….. là hành vi vi phạm quy định tại điểm …. Khoản … Điều …. Nghị định …./……/NĐ-CP……..
Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan xem xét, xác minh và có biện pháp:
1./Yêu cầu đối tượng…………… chấm dứt hành vi đốt rác trong khu vực khu dân cư.
2./…… (liệt kê các yêu cầu của bạn, nếu có)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kềm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan:………. (liệt kê số lượng, tình trạng văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn tố việc đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể chi tiết nhất:
Trước khi viết các thông tin chi tiết ở lá đơn, người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày .. tháng .. năm ….
ở tên mẫu đơn: “V/v..” phải xác định tên đối tượng bị tố giác.
Ở phần kính gửi, người làm đơn ghi cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm phát luật, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà gửi người có thẩm quyền phù hợp, thông thường là chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi gắn bó, quản lý chặt chẽ với cộng đồng dân cư.
Ở phần căn cứ, bên cạnh việc căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, còn có thể ban hành các văn bản quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương.
Người tố giác có thể là cá nhân hoặc tổ chức:
– Đối với cá nhân, phải ghi rõ các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp , địa chỉ thường trú theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp; nơi ở hiện tại là nơi người làm đơn sinh sống và phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật; để tiện liên lạc người làm đơn cần để lại số điện thoại thường xuyên liên lạc của mình.
– Đối với tổ chức, ghi rõ các thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp theo giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; các thông tin về người đại diện theo pháp luật được ghi như người tố giác là cá nhân.
Ở phần trình bày sự việc: Người làm đơn cần trình bày về hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, trong đó, bạn cần nêu ra được hoàn cảnh nào làm bạn phát hiện hành vi vi phạm, hành vi vi phạm cụ thể là gì, diễn ra ra sao, ở đâu tại khu dân cư, vào thời gian nào, mức độ nghiêm trọng ra sao, do chủ thể nào thực hiện,…
Nêu rõ các yêu cầu mà người làm đơn mong muốn cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên, công ty nên dùng dấu của doanh nghiệp (nếu có).
4. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Hậu quả của hành vi đốt rác trong khu dân cư, khu nhà ở tập thể:
– Thứ nhất, việc đốt rác gây ô nhiễm không khí một cách nghiêm trọng đặc biệt là các loại rác không thể phân hủy hết như nilon, nhựa,..
– Thứ hai, việc đốt rác gây là mùi hôi khó chịu, cát bụi, khói, trong quá trình đốt gây kích ứng mắt, mũi, họng và phổi của người dân đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai và trẻ em.
– Thứ ba, việc đốt rác còn gây mất mỹ quan đô thị, khói có thể làm giảm tầm nhìn, gây tai nạn giao thông.
– Thứ bốn, việc đốt rác trong khu dân cư với nhiệt lượng cao có thể gây ra các hệ lụy cháy nổ điện, nhà cửa xung quanh;
Trong khi đó, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, theo đó, nguyên tắc bảo vệ môi trường dược quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
– Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
– Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
– Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
– Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
– Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
– Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Thực tế, việc đột rác ở nơi công cộng, đặc biệt là ở các khu dân cư, nhà ở tập thể vẫn dẫn ra thường xuyên bởi nó tiện, nhanh chóng, tránh được việc chất đống, dồn ứ, vì vậy nhiều người vẫn lựa chọn cách thức xử lý rác thải này. Tuy nhiên, nhận thấy được hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra thì việc đưa ra mức phạt như theo nghị định 167 là còn thấp và không còn phù hợp với tình hình hiện tại, do vậy, đòi hỏi pháp luật cần có sự sửa đổi, bổ sung.