Hiện nay, có nhiều cá nhân lợi dụng việc vay nợ, lợi dụng lòng tin của người cho vay để chiếm đoạt tài sản được vay đó. Vậy khi phát hiện người vay tiền có hành vi chiếm đoạt tài sản của mình thì bên cho vay có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền lợi của bên cho vay. Dưới đây là Mẫu đơn tố cáo về việc vay tiền không trả mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo về việc vay tiền không trả mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
“Về việc: hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
Kính gửi: Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An…………….
Người tố cáo:
Họ và tên: ……….Sinh năm: ……………
Số Căn cước công dân: ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp:…………..
Số điện thoại liên hệ: ……………..
Địa chỉ liên hệ: …………………..
Người bị tố cáo:
Họ và tên: …….. Sinh năm:…………..
Số Căn cước công dân: ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp:…………..
Số điện thoại liên hệ: ……………..
Địa chỉ liên hệ: …………………..
Tôi xin trình bày nội dung tố cáo đối với ông/ bà……vì đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của tôi với tổng cộng số tiền…… Sự việc cụ thể như sau:
Vào hồi … giờ… phút ngày … tháng … năm 20…, tôi có cho ông/ bà…. vay số tiền trị giá …. tại nhà của tôi (địa chỉ nhà) và có lập thành Hợp đồng vay (được đính kèm với đơn này). Trong Hợp đồng vay có đầy đủ thông tin của tôi, của ông/ bà… và có chữ ký và lăn tay của các bên.
Theo Hợp đồng này, tôi cho ông/bà…. vay số tiền trị giá…. trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập hợp đồng. Nghĩa là đến ngày…. tháng…. năm 20… thì ông/ bà… phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền đã vay tôi.
Tuy nhiên khi đến hạn thanh toán, tôi không thể liên lạc được với ông/bà…, đến địa chỉ liên hệ thì cũng không thể gặp được ông/ bà….Đến nay đã quá 04 tháng kể từ ngày đến hạn mà ông/bà…. phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền nợ cho tôi nhưng tôi vẫn không thể liên lạc được với ông/bà…
Từ nội dung sự việc tối đã trình bày trên, có thể khẳng định ông/bà…… đã có hành vi lợi dụng lòng tin, lợi dụng việc vay tiền của tôi để chiếm đoạt số tiền đó. Theo như tìm hiểu, tôi được viết hành vi của ông/bà……có dấu hiệu phạm tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175
Với nội dung sự việc đã trình bày như trên, nay tôi yêu cầu Cơ quan Cảnh sát Điều Tra xác minh, điều tra làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông/bà……………..để xử lý theo quy định của pháp luật và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trả lại cho tôi.
Tôi xin cam đoan trước Cơ quan Cảnh sát Điều tra về nội dung tố cáo trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã tố cáo.
Kính mong Quý Cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.
Tôi chân thành cảm ơn Quý Cơ quan./.
Tài liệu kèm đơn:
– Bản sao Căn cước công dân của tôi;
– Bản sao Giấy vay tiền;
– Bản sao chứng minh nhân dân của ông/bà……;
– ……
……………, ngày …. tháng …. năm ….
Người tố cáo
(ký, ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn viết đơn tố cáo về việc vay tiền không trả:
Việc tố cáo về hành vi vay tiền không trả dưới hình thức văn bản được xác định là loại văn bản hành chính thông thường do công dân soạn thảo. Theo đó, khi làm đơn tố cáo về việc vay tiền không trả thì người làm đơn cần lưu ý những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Địa điểm, thời gian làm đơn tố cáo;
– Kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết (thông thường đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả sẽ gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra thuộc cơ quan Công an cấp quận/ huyện nơi người vay tiền đang cư trú, làm việc);
– Thông tin cá nhân của người làm đơn tố cáo như: họ và tên, năm sinh, số căn cước công dân, số điện thoại và địa chỉ liên hệ;
– Thông tin cá nhân của người bị tố cáo như: họ và tên, năm sinh, số căn cước công dân, số điện thoại và địa chỉ thường trú/ tạm trú/ địa chỉ nơi làm việc,…;
– Nội dung tố cáo (trình bày cụ thể chi tiết nội dung tố cáo như ngày tháng năm cho vay nợ nhưng sau đó bên vay không chịu trả nợ, bên vay có hành vi bỏ trốn, gọi điện không bắt máy,…);
– Mong muốn của người làm đơn (trình bày cụ thể những yêu cầu cần được cơ quan công an giải quyết như: xác minh nội dung tố cáo để điều tra, truy tố, đưa ra xét xử và đòi lại số tiền mà bên cho vay bị bên vay chiếm đoạt);
– Lời cam kết về nội dung tố cáo là đúng sự thật với cơ quan công can;
– Tài liệu, chứng cứ đính kèm với đơn tố cáo;
– Chữ ký của người làm đơn.
3. Tại sao phải làm đơn tố cáo?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2
Bản chất của Tố cáo được thể hiện dưới các khía cạnh sau:
– Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là công dân. Như vậy, công dân có quyền tố cáo;
– Thứ hai, đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan bất kỳ hoặc xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước;
– Thứ ba, nơi giải quyết tố cáo là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, tố cáo được xác định là quyền của công dân. Tố cáo giúp công dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cho người khác vay tiền mà không được bảo đảm thì công dân có quyền tố cáo hành vi xâm phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Vay tiền không trả có khi tố cáo lên công an thì người bị tố cáo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Khi vay tiền không trả được nếu đủ căn cứ cấu thành tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo quy định này thì việc bên vay vay, mượn tiền hoặc tài sản của bên cho vay với mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp khiến cho không có khả năng trả lại tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay một số người khi đi vay, mượn tài sản rồi bỏ trốn nhưng việc chứng minh người đó bỏ đi để kiếm tiền trả nợ hay bỏ đi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không lại là vấn đề vướng mắc, khó có thể xác định. Khi xác định được mục đích của người vay, mượn tài sản là chiếm đoạt tài sản đó thì bên cho vay có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an cấp quận/ huyện nơi bên vay tiền cư trú, làm việc để được giải quyết đòi lại quyền lợi cho mình.
Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền xác minh được bên vay có dấu hiệu và mục đích ban đầu là muốn chiếm đoạt tài sản của bên cho vay thì người bị tố cáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.Theo đó, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì bên vay có thể bị xử phạt theo một trong các khung sau:
– Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm theo khoản 3 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ngoài ra thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng tuỳ mức độ vi phạm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Luật Tố cáo năm 2018.