Theo quy định tại Luật tố cáo, các cá nhân sẽ có quyền tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam, cá nhân muốn tố cáo sẽ phải làm đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam là gì, mục đích của mẫu đơn?
Theo quy định của Luật tố cáo thì tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam là văn bản được lập ra để tố cáo về hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam, nội dung mẫu đơn nêu rõ thông tin người tố cáo, nội dung tố cáo…
Mục đích của mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam: Mẫu đơn nhằm mục đích thể hiện ý chí của người tố cáo về hành vi vi phạm: dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam, mẫu đơn được gửi cho cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh, giải quyết đơn tố cáo này.
2. Mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
….…….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam)
Căn cứ:
– Điều ……
– Điều ….
Kính gửi: Ông ……… – Giám đốc công an thành phố (11)……….,
đồng kính gửi Ông ……….. –
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố………
Tôi tên là: (2)…………
Sinh năm: ….….
Địa chỉ: …………
Hôm nay tôi viết đơn này để tố cáo hai giám thị trại tạm giam (3)…………… thành phố …………………….. là Thượng tá Đỗ Văn A và Thượng tá Nguyễn Văn B về hành vi dùng nhục hình, bạo lực với con trai tôi là Dương Minh A ( bị bắt vào ngày …./…./….. về tội ………………………) bị tạm giam trong quá trình điều tra.
Dựa vào:
– Khoản …. Điều ….. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Khoản ….. Điều …… Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015
Nên tôi xin đề nghị:
– Khởi tố vụ án hình sự dùng nhục hình, bạo lực đối với Thượng tá Đỗ Văn A và Thượng tá Nguyễn Văn B.
– Đình chỉ công tác đối với Thượng tá Đỗ Văn A và Thượng tá Nguyễn Văn B.
– Bồi thường thiệt hại cho chúng tôi theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Giấy chứng nhận sức khỏe bị thương tích nặng của Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp.
– Hình ảnh các vết thương.
Người làm đơn
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ tên Giám đốc công an thành phố, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố;
(2) Thông tin của người tố cáo; địa chỉ của người tố cáo;
(3) Ghi rõ nội dung tố cáo.
4. Những quy định liên quan đến hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam:
4.1. Quy định về Tội dùng nhục hình:
Được quy định tại Điều 373
– Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Đối với 02 người trở lên;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Làm người bị nhục hình tự sát.
Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, đối với hành vi dùng nhục hình đối với người đang bị tạm giam, cụ thể: nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp người phạm tội thuộc các tình tiết tăng nặng như: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm người bị nhục hình tự sát…thì có thể bị phạt tù từ 02 đến 20 năm và có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ.
4.2. Quy định về Tội bức cung:
được quy định tại Điều 374 Bộ Luật hình sự 2015
– Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Đối với 02 người trở lên;
Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
Làm người bị bức cung tự sát;
Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Làm người bị bức cung chết;
Dẫn đến làm oan người vô tội;
Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, đối với hành vi bức cung đối với người đang bị tạm giam như sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp người phạm tội thuộc các tình tiết tăng nặng như phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; dẫn đến làm oan người vô tội; dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; làm người bị bức cung tự sát…thì có thể bị phạt tù từ 02 đến 20 năm và có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:
được quy định điều 9 Luật tố cáo 2018
– Người tố cáo có các quyền sau đây:
Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
Rút tố cáo;
Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Như vậy, pháp luật đã trao quyền cho công dân được tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Đối với hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam vi phạm pháp luật thì công dân có quyền thực hiện tố cáo đối với hành vi này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tạm giam.
4.4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo:
Được quy định điều 10 Luật tố cáo 2018
– Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Như vậy, theo quy định của Luật tố cáo thì bị tố cáo phải thực hiện đúng các nghĩa vụ khi bị tố cáo nhằm giải quyết tố cáo. Để giải quyết được yêu cầu của người tố cáo thì người bị tố cáo cần phải giải trình về các hành vi khiến người khác tố cáo của mình đồng thời phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.