Trong những năm gần nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình, trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ... diễn ra thường xuyên hơn, đến mức phải báo động. Theo thống kê, trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng. Dưới đây là mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em là gì?
Thế nào là bạo hành trẻ em?
Bạo hành trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất để tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em. Mẫu đơn nêu rõ nội dung tố cáo, người làm đơn…
2. Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em:
Tên mẫu đơn: Đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em
Mẫu đơn cáo hành vi bạo hành trẻ em
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm…..
ĐƠN TỐ CÁO/TRÌNH BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM
(Về hành vi bạo lực trẻ em của …..)
– Căn cứ
– Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017;
Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG ………..
Tôi là …… Sinh ngày: ……
Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại:…
Tôi làm đơn này tố cáo/trình báo tố giác hành vi phạm tội của:
Anh/chị: …… Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Hộ khẩu thường trú: …….
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi xin trình bày sự việc như sau: …
(Ví dụ: Tôi là …. của gia đình anh ……../của cháu …. (nạn nhân). Vào khoảng năm …… tôi thường xuyên thấy anh/chị …. có hành vi chửi bới, lăng mạ cháu …… thậm chí là đánh đập, tôi có vào can ngăn và có khuyên anh …. để anh không đánh cháu nữa vì cháu còn rất nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều lần trông thấy và cùng gia đình can ngăn nhưng anh …… vẫn thường xuyên đánh đập cháu …. Tôi nhận thấy hành vi của anh ….. đang gây tổn hại rất lớn về sức khỏe, tâm lý của cháu …. khi cháu luôn có biểu hiện sợ sệt khi tiếp xúc với bên ngoài và khi làm sai ý của …
Dựa trên Điều 185
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Cho nên, nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan một số yêu cầu như sau:
– Có biện pháp ngăn chặn, cách ly và bảo vệ cháu …. khỏi sự hành hạ, ngược đãi của …;
– Truy cứu trách nhiệm và xử lý anh ……. theo quy định pháp luật hình sự;
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo bạo hành trẻ em:
Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007).
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).
Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
– Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).
– Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạcđánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)
– Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)
– Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)
Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.
Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.
4. Quy định của pháp luật về bạo hành trẻ em:
Căn cứ vào
Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
1. Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
2. Không phân biệt đối xử với trẻ em.
3. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
4. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
5. Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em
– Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
– Bỏ mặc, bỏ rơi, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
– Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
– Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
– Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
– Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
– Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
– Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
– Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
– Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
Căn cứ pháp lý: