Đơn ly hôn có quá nhiều mẫu? Đơn ly hôn có phải sử dụng mẫu của Tòa án hay có thể sử dụng đơn ly hôn viết tay? Mỗi nơi lại áp dụng 01 loại đơn xin ly hôn khác nhau? Bài viết này sẽ giới thiệu các mẫu đơn xin ly hôn thông dụng nhất và hướng dẫn cách soạn thảo đơn ly hôn chính xác nhất!
Mục lục bài viết
- 1 1. Download (tải) các mẫu đơn xin ly hôn file word:
- 2 2. Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:
- 3 3. Trả lời một số thắc mắc phổ biến liên quan đến đơn ly hôn:
- 3.1 3.1. Đơn ly hôn mua ở đâu? Phải mua hay xin được?
- 3.2 3.2. Đơn ly hôn có được viết tay hay phải đánh máy?
- 3.3 3.3. Các giấy tờ nộp kèm đơn ly hôn khi làm thủ tục ly hôn?
- 3.4 3.4. Đơn và hồ sơ ly hôn có nộp Online được không?
- 3.5 3.5. Ly hôn mất bao lâu? Ly hôn mất bao nhiêu tiền?
- 3.6 3.6. Hình ảnh mẫu đơn xin ly hôn thuận tình:
- 3.7 3.7. Hình ảnh mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương:
1. Download (tải) các mẫu đơn xin ly hôn file word:
– Đơn ly hôn thuận tình, đơn ly hôn đồng thuận: Tên gọi chính xác là đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự về thuận tình ly hôn. Đơn này được sử dụng trong trường hợp hai vợ chồng đồng thuận để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc ly hôn. Sử dụng loại đơn này, vợ chồng phải cùng ký vào đơn, cùng nộp đơn, cùng đến Tòa và đồng thuận về mọi thứ để ly hôn.
Ấn vào liên kết sau để tải mẫu đơn ly hôn thuận tình: Tải về Mẫu đơn thuận tình ly hôn
– Đơn ly hôn đơn phương, đơn ly hôn một phía: Tên gọi chính xác là đơn khởi kiện ly hôn. Đơn này được sử dụng trong trường hợp chỉ một bên muốn ly hôn hoặc vợ chồng không thể thỏa thuận được hết các vấn đề khi giải quyết ly hôn.
Ấn vào liên kết sau để tải mẫu đơn ly hôn đơn phương: Tải về Mẫu đơn đơn phương ly hôn
– Đơn ly hôn mẫu viết sẵn của Tòa án: Bản chất, đơn ly hôn chỉ có 02 loại là đơn đồng thuận ly hôn và đơn đơn phương ly hôn như đã giới thiệu ở trên. Vậy có nhất thiết phải đến Tòa án để mua đơn? Câu trả lời là không! Bạn hoàn toàn có thể viết đơn viết tay hoặc đánh may theo đúng mẫu theo quy định là có thể nộp đơn xin ly hôn như bình thường.
2. Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:
Đơn xin ly hôn cần nêu rõ nội dung, lý do ly hôn, những tài sản chung, con chung, nợ chung của hai người, cụ thể như sau:
– Phần nội dung đơn ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn… Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.
– Phần con chung(riêng): Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ghi rõ thỏa thuận của hai bên về quyền và nghĩa vụ với các con. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên có con riêng: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của các con, thỏa thuận của hai bên về quyền và nghĩa vụ với các con. Nếu chưa có con thì ghi rõ chưa có con.
– Phần tài sản chung: Những tài sản nào cần tòa án công nhận sự phân chia thì ghi thông tin chi tiết về tài sản và thỏa thuận về việc phân chia của hai bên (nhà, đất, những tài sản đồng sở hữu, …). Nếu không có tài sản chung thì ghi rõ không có tài sản chung.
– Phần nợ chung: Nếu hai bên có nợ chung cần tòa xác nhận về nghĩa vụ trả nợ, ghi cụ thể về khoản nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ …) và thỏa thuận phân chia nghĩa vụ trả nợ. Nếu không có nợ chung ghi rõ không có nợ chung.
Giấy tờ, tài liệu bắt buộc kèm theo:
– Bản sao hợp lệ giấy CMND (Hộ chiếu) của cả vợ và chồng.
– Bản sao hợp lệ sổ hộ khẩu.
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (Trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn).
– Bản sao hợp lệ giấy khai sinh của các con.
– Nếu một trong hai bên đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì phải có xác nhận của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
– Giấy tờ, tài liệu liên quan khác: là giấy tờ, tài liệu liên quan tới thỏa thuận giữa hai bên trong đơn như tài sản chung, nợ chung, …
2.1. Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương:
Vấn đề ly hôn hiện nay đang là vấn đề của nhức nhối của xã hội khi tỷ lệ các vụ việc ly hôn chiếm khoảng 50% các vụ việc dân sự khác. Khi các cặp vợ chồng chung sống với nhau mà mâu thuẫn ngày càng gia tăng, bất đồng quan điểm quá nhiều dẫn đến hôn nhân không đạt được mục đích, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng không thể tiếp tục, thì lúc đó người ta muốn cần tìm được cách giải thoát cho nhau.
Tuy nhiên rất nhiều người cho rằng muốn được ly hôn phải được sự đồng ý của cả hai bên, nhưng đó thực sự là một quan điểm sai lầm. Pháp luật cho phép các cặp vợ chồng có thể ly hôn theo hai hình thức đó là thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn. Do đó, không cần vợ hoặc chồng đồng ý thì người kia vẫn có thể tiến hành đơn phương ly hôn.
Để tiến hành đơn phương ly hôn, nguyên đơn cần chuẩn bị đơn khởi kiện đơn phương xin ly hôn nộp lên Toà án nhân dân.
Tải về Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương
– Hướng dẫn viết đơn khởi kiện đơn phương xin ly hôn:
(1) Ghi địa điểm người khởi kiện làm đơn ly hôn (ví dụ: Tp. Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi đầy đủ tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân của huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước); nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Nam Định) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên ghi trong CMND hoặc CCCD; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp (có thể là cha, mẹ hoặc người giám hộ…) của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức kèm theo họ, tên của người đại điện hợp pháp (có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền) của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, đó có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc là nơi đăng ký tạm trú của cá nhân đó. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: 13A Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty Luật TNHH Dương Gia có trụ sở: 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
(5) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết, đó có thể yêu cầu ly hôn, giành quyền nuôi con, hoặc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân…
(6) Nêu cụ thể yêu cầu giành quyền nuôi con và yêu cầu trợ cấp (nếu có).
(7) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự
(ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có:
– Bản sao hợp đồng mua bán nhà,
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(8) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì trong đơn phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trong trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp (có thể là cha, me, người giám hộ…) đó phải ký tên điểm chỉ; trong trường hợp người khởi kiện hoặc người đại diện hợp pháp của người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không biết tiếng Việt, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ đứng ra làm chứng và ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp (người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền) của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
– Khi nào sử dụng đơn khởi kiện ly hôn đơn phương?
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà tiến hành hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mâu thuẫn kéo dài không thể hòa hợp được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
3. Khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được mà cả hai không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan đến ly hôn (quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản) thì một bên vợ hoặc chồng thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn.
2.2. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:
Trong quá trình chung sống sẽ không tránh khỏi những mẫu thuẫn. Khi mâu thuẫn ngày càng gia tăng, bất đồng quan điểm ngày càng nhiều dẫn mục đích hôn nhân không đạt được, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng không thể tiếp tục, thì lúc đó người ta muốn cần tìm được cách giải thoát cho nhau. Hiện nay pháp
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn. Khi cả hai vợ chồng đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề về quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng hay đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn thì có quyền làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để Tòa án xem xét giải quyết.
Ở bài viết này Dương Gia sẽ cung cấp đến quý khách hàng mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mới và chuẩn nhất, khi nào sử dụng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn viết sẵn.
Tải về Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình
– Khi nào sử dụng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?
Khi cả hai vợ chồng đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề về quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng hay đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn thì có quyền làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để Tòa án xem xét giải quyết. Trong quá trình giải quyết nếu thấy sự tự nguyện của hai bên về việc ly hôn cũng như thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc và nuôi dạy con cái trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và các con thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Theo đó, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được sử dụng khi:
– Hai vợ chồng cùng đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên;
– Thỏa thuận về quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc hai vợ chồng tự nguyện thỏa thuận mà không yêu cầu tòa án giải quyết;
– Thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung, nợ chung hoặc nghĩa vụ dân sự khác;
– Khi thực hiện thỏa thuận để đi đến việc viết đơn, ký đơn, gửi đơn hai vợ chồng cùng tự nguyện.
Đồng thời nội dung của việc thỏa thuận cũng phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
3. Trả lời một số thắc mắc phổ biến liên quan đến đơn ly hôn:
3.1. Đơn ly hôn mua ở đâu? Phải mua hay xin được?
– Để có được đơn ly hôn, bạn có thể lên trực tiếp Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc để mua mẫu đơn ly hôn.
– Trong trường hợp này, bạn gọi là mua đơn ly hôn cũng được, mà xin đơn ly hôn cũng không sai! Thường thì các Tòa án nhân dân sẽ cung cấp miễn phí (tức là cho đơn). Nhưng cũng có Tòa án có thu tiền (tiền giấy và tiền photo đơn).
– Bạn cũng có thể tự viết đơn ly hôn. Chỉ cần đơn ly hôn đáp ứng đầy đủ quy chuẩn theo quy định của Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP là sẽ được chấp nhận.
3.2. Đơn ly hôn có được viết tay hay phải đánh máy?
Các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam mới chỉ yêu cầu về các nội dung buộc phải có trong đơn xin ly hôn. Chưa có quy định nào yêu cầu về việc đơn ly hôn phải viết tay hay đánh máy. Vì vậy, tùy điều kiện và hoàn cảnh, tùy nhu cầu của từng người mà có thể chọn viết đơn ly hôn bằng tay hoặc đánh máy và in ra.
3.3. Các giấy tờ nộp kèm đơn ly hôn khi làm thủ tục ly hôn?
Khi nộp đơn ly hôn, bạn sẽ phải nộp kèm theo các loại giấy tờ sau để được giải quyết ly hôn:
+ Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng (bản gốc) để hủy sau khi ly hôn
+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh cư trú của hai vợ chồng (Bản sao chứng thực)
+ Thẻ căn cước công dân của hai vợ chồng (Bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của các con (Nếu có – Bản sao chứng thực)
+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản có tranh chấp hoặc yêu cầu Tòa án công nhận việc phân chia khi ly hôn (nếu có)
Tất nhiên rồi! Kèm theo đơn ly hôn để hồ sơ của bạn được tiếp nhận!
3.4. Đơn và hồ sơ ly hôn có nộp Online được không?
Vào những năm gần đây, các thủ tục hành chính ở Việt Nam đã được trực tuyến hóa qua các cổng dịch vụ công. Tuy nhiên, hệ thống Tòa án tại Việt Nam thì lại chưa tích hợp và hỗ trợ giải quyết các thủ tục trực tuyến.
Vì vậy, bạn chỉ có thể sử dụng 1 trong 2 hình thức nộp đơn như sau:
+ Nộp trực tiếp tại TAND có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
+ Nộp qua đường bưu điện tới TAND có thẩm quyền.
3.5. Ly hôn mất bao lâu? Ly hôn mất bao nhiêu tiền?
– Ly hôn mất bao nhiêu lâu?
+ Thời gian nộp hồ sơ và ra quyết định thụ lý, yêu cầu đóng tạm ứng án phí: 5-7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Thời gian giải quyết: Thường từ 4-6 tháng.
+ Thời gian gửi quyết định/phán quyết: 05 ngày làm việc đối với ly hôn thuận tình (tính từ khi ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình). Và 15 ngày làm việc đối với ly hôn đơn phương (tính từ thời điểm ra phán quyết cuối cùng khi xét xử ly hôn đơn phương).
– Ly hôn mất bao nhiêu tiền?
+ Án phí ly hôn trong trường hợp không có tranh chấp tài sản là: 300.000 VND/vụ
+ Án phí trong trường hợp có tranh chấp về tài sản thì sẽ được tính theo bảng tính án phí dân sự sơ thẩm. Cụ thể:
Tổng giá trị tài sản tranh chấp | Án phí ly hôn phải nộp |
– Tài sản dưới 6.000.000 đồng | 300.000 đồng |
– Tài sản từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5 % giá trị tài sản tranh chấp |
– Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng |
– Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng |
– Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng |
– Tài sản trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng |