Trường hợp nhân viên công ty phát hiện nhà bếp của công ty có các vấn đề về thực phẩm có thể làm đơn kiến nghị về nhà bếp của công ty. Vậy mẫu đơn kiến nghị về nhà bếp của công ty có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn kiến nghị về nhà bếp của công ty là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn kiến nghị về nhà bếp của công ty là văn bản thường được cá nhân tổ chức lập ra để kiến nghị về bộ phận nhà bếp của công ty, nội dung của đơn kiến nghị về nhà bếp của công ty gồm các nội dung: thông tin người làm đơn, thông tin cơ quan nhận đơn kiến nghị, nội dung kiến nghị, nêu ra một hướng giải quyết.
Mục đích của mẫu đơn kiến nghị về các vấn đề của nhà bếp của công ty: thái độ, chất lượng bừa ăn, an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy: Mẫu đơn này nhằm mục đích thể hiện ý chí của người viết đơn nhằm kiến nghị các vấn đề về nhà bếp của công ty.
2. Mẫu đơn kiến nghị về nhà bếp của công ty:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
………., ngày … tháng … năm …
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Phản ánh về quy trình chế biến thức ăn của bộ phận nhà bếp đối với toàn thể nhân viên đang làm việc tại …………)
Kính gửi: Ban giám đốc công ty (1)
Anh/chị …. Phòng Hành chính nhân sự
Anh/chị ……. Phòng Công đoàn
Tập thể nhân viên làm việc tại ………… viết đơn này nhằm phản ánh lại về quy trình cũng như cách chế biến thức ăn của bộ phận nhà bếp khi cung cấp bữa trưa cho anh em nhân viên như sau: (2)
Căn cứ dựa trên các lời khuyên về dinh dưỡng và quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm của Bộ Y tế nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn …./…… tầm nhìn đến năm …….
Trong quá trình bộ phận nhà bếp tiến hành các hoạt động chế biến thức ăn thì luôn không đảm bảo được các tiêu chuẩn tối thiểu đối với đồ ăn như hương vị, màu sắc và cách chế biến. Thực đơn các món ăn nghèo nàn cùng cách chế biến cẩu thả, thiếu hay thậm chí không có các loại gia vị vi chất dẫn đến sự bức xúc cho toàn thể anh em nhân viên ăn trưa tại nhà ăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của buổi chiều. Mọi người đều rất mệt mỏi nhưng không ai dám lên tiếng, do sự tôn trọng và lòng tin triệt để với công ty.
Nhưng nay, do sự việc vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian quá dài, tập thể công nhân, nhân viên chúng tôi rất muốn gắn bó lâu dài với công ty, giúp cho công ty ngày càng phát triển, nhưng với chế độ dinh dưỡng như vậy, chúng tôi không thể đảm bảo được sức khỏe để làm việc. Vì lẽ đó, trong trường hợp xấu nhất, khi nhân viên không chịu đựng được nữa sẽ đình công hay nghỉ ngang phần nào gây tổn thất tài chính và quy trình hoạt động của công ty.
Có rất nhiều trường hợp nhân viên đã bị suy nhược cơ thể và các ý kiến cá nhân mà tôi không tiện nêu ra ở đây.
Qua những gì đã nêu ở trên tôi mong muốn công ty có hướng giải quyết thích hợp, chú ý hơn nữa tới đời sống anh em nhân viên nhằm xử lí triệt để tình trạng trên, tránh việc nhân viên bất mãn công ty, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.
Rất mong có được sự phản hồi và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất, xin chân thành cảm ơn các bộ phận chức năng và quý công ty!
Tập thể nhận viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Phần kính gửi ghi rõ Ban giám đốc công ty, Phòng hành chính nhân sự, Phòng công đoàn;
(2) Người viết đơn ghi rõ lý do kiến nghị về nhà bếp của công ty.
4. Xử phạt hành chính về vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả:
Theo Điều 2 Nghị Định
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
– Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm,
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
Theo Điều 15 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định về Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;
Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;
Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Theo Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
-Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.