Trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động thi NLĐ sẽ thực hiện quyền kiến nghị của mình qua những hình thức theo quy định của pháp luật. Và hình thức kiến nghị bằng văn bản là hình thức phổ biến. Vậy Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao đồng là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp tranh chấp hợp đồng lao động là gì?
Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao đồng là mẫu đơn hành chính do cá nhân khi thấy những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động gửi cho các chủ thể, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động là văn bản ghi chép lại những thông tin của công dân có kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động và những kiến nghị của công dân gửi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động còn là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và chấp thuận những kiến nghị đó của công dân.
2. Mẫu đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Kiến nghị quy định về …(vấn đề phát sinh trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động))
Kính gửi: …( Nêu tên cơ quan có thẩm quyền)
– Căn cứ…;
Tên tôi là:…
Sinh ngày… tháng…năm…
Giấy CMND:… Ngày cấp:…/…./…Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:….
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
Là đại diện theo ủy quyền của những cá nhân sau:
1. Ông/Bà:…
Sinh ngày… tháng… năm…
Giấy CMND:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
2. Ông/Bà:… Sinh ngày… tháng… năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…/…/…Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay:…
Điện thoại liên hệ: …
3. (Liệt kê những cá nhân tham gia)
Theo
Thay mặt những cá nhân trên, tôi xin trình bày lý do cụ thể như sau:
…
Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./…
2./…
(Đưa ra đề nghị của bạn, nếu có)
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau:… (nêu rõ những chứng cứ, tài liệu để chứng minh)
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động:
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xem xét những kiến nghị đó của công dân trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động.
Phần nội dung của đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng:
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết. Nếu như người làm đơn thực hiện việc kiến nghị theo hợp đồng ủy quyền thì trong đơn kiến nghị cũng phải trình bày những thông tin của những cá nhân tham gia hợp đồng ủy quyền đó.
+ Người làm đơn sẽ trình bày ngắn gọn những lý do viết đơn cùng những kiến nghị đối với vụ án tranh chấp hợp đồng lao động.
+ Người làm đơn sẽ cung cấp những tại liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn kiến nghị của mình.
Cuối đơn kiến nghị trong vụ án tranh hợp đồng lao động người lam đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm chứng.
4. Tranh chấp hợp đồng lao động là gì?
Tranh chấp hợp đồng lao động là việc xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động phải căn cứ theo quy định hiện hành của
Những tranh chấp hợp đồng lao động thường gặp:
-Tranh chấp về chế độ làm việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
-Tranh chấp về tiền lương.
-Tranh chấp về điều kiện làm việc bị vi phạm từ một phía.
-Tranh chấp về kết quả làm việc mà người lao động không đáp ứng được theo thỏa thuận hợp đồng.
-Tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng lao động và các điều khoản bồi thường trong hợp đồng.
-Tranh chấp về giải thích và áp dụng các phụ lục trong hợp đồng lao động.
Các tranh chấp khác liên quan đến nội dung hợp đồng.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động
+ Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
+ Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
+ Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
+ Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
+ Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
– Hòa giải viên lao động.
– Tòa án nhân dân.
– Tuy nhiên khi thấy có những quy định, hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động thì công dân sẽ kiến nghị với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xem xét lại.
Kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của mình cũng như giải pháp đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ thể có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong những lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Hình thức kháng nghị gồm 3 hình thức: Kiến nghị bằng văn bản; kiến nghị bằng điện thoại, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến. Và đối với hình thức kiến nghị thì sẽ có những yêu cầu riêng được quy định tại Điều 7, Văn bản hợp nhất 4620/VBHN-BTP hợp nhất Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do Bộ Tư pháp ban hành:
Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị trong vụ án tranh chấp hợp đồng lao động có thể thông qua các hình thức dưới đây:
“1.Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:
a) Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức sau:
– Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận;
– Thông qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
2. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại:
a) Chỉ thực hiện phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai;
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;
đ) Cán bộ, công chức tiếp nhận phải thể hiện trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến:
a) Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.
b) Việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua một hoặc nhiều cách thức sau:
– Gửi công văn lấy ý kiến;
– Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;
– Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
c) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
d) Nội dung Phiếu lấy ý kiến phải thể hiện rõ những vấn đề cần lấy ý kiến.”