Tranh chấp về di sản thừa kế là nội dung tranh chấp tương đối phổ biến trong lĩnh vực dân sự, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế với nhau. Dưới đây là mẫu đơn phải kiện tranh chấp di sản thừa kế mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
… ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v tranh chấp di sản thừa kế)
Kính gửi: Toà án nhân dân …
Người khởi kiện: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: … (nếu có)
Số fax: …
Địa chỉ thư điện tử: … (nếu có)
Người bị kiện: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: … (nếu có)
Số fax: …
Địa chỉ thư điện tử: … (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có): …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Số fax: …
Địa chỉ thư điện tử: … (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: … (nếu có)
Số fax: … (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: … (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: …
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
1 …
2 …
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
Người khởi kiện
(kí và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn soạn đơn khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế:
Đơn khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế bao gồm rất nhiều nội dung theo như phân tích ở trên, tuy nhiên vấn đề trình bày các nội dung như thế nào cho đúng quy định của pháp luật đang được nhiều người băn khoăn. Dưới đây là một số hướng dẫn trong quá trình soạn đơn khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế:
Thứ nhất, về địa điểm làm đơn khởi kiện, người viết đơn phải ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm viết đơn, ví dụ như: Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2023.
Thứ hai, về
Thứ ba, nếu người khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế là cá nhân thì cần phải ghi rõ họ tên, trong trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thì cần phải ghi rõ họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp, nếu như người khởi kiện trong vụ việc tranh chấp về di sản thừa kế được xác định là cơ quan tổ chức (theo di chúc của người chết) thì cần phải ghi rõ tên cơ quan tổ chức và địa chỉ của cơ quan tổ chức, họ tên và chức vụ của người đại diện hợp pháp trong cơ quan đó.
Thứ tư, trong quá trình trình bày về nội dung vụ việc yêu cầu tòa án giải quyết, thì cần phải trình bày từng vấn đề nhất định. Trong phần này thì người làm đơn cần phải ghi rõ mối quan hệ với người để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, liệt kê đầy đủ các di sản yêu cầu tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền phân chia. Nếu đề nghị phân chia thừa kế theo pháp luật thì cần phải giới thiệu mối quan hệ của những người cùng hàng thừa kế với người chết. Ví dụ như: Cha tôi là ông Đạt kết hôn với mẹ tôi là bà Bích, cha mẹ tôi sinh được ba người con là anh A, anh B và tôi. Cha mẹ tôi đã chết vào năm 2020, cha mẹ tôi để lại khối di sản bao gồm:
– Căn nhà tại số 12, đường 34, xã Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở số 01 do Ủy ban nhân dân cấp;
– Thửa đất 300 mét vuông tọa lạc tại địa chỉ số 73, Đường Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp;
– Chiếc ô tô Vinfast phát được cấp giấy đăng ký phương tiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay anh em chúng tôi có tranh chấp và không thể tự thỏa thuận được việc phân chia di sản của cha mẹ, vì vậy tôi đề nghị tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế như sau:
– Chia cho anh C một phần di sản là …;
Chia cho chị D một phần di sản là …;
– Chia cho tôi một phần di sản là …
(Trong phần này tùy theo tài sản và mong muốn của người khởi kiện và ghi rõ yêu cầu đề nghị tòa án phân chia di sản thừa kế).
Thứ năm, trong danh mục tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, phải bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy chứng tử của người để lại di sản kèm theo di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật (nếu có);
– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người khởi kiện;
– Giấy khai sinh của những người thừa kế chứng minh mối quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản;
– Hồ sơ về di sản, như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký ô tô sổ tiết kiệm …
Thứ sáu, trong phần chữ kí cuối đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của pháp
3. Quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 623 của
– Di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 236 của
– Di sản thừa kế của người chết để lại sẽ thuộc về nhà nước nếu như không có người chiếm hữu hợp pháp.
Bên cạnh đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác được xác định là 10 năm, thời điểm này sẽ được tính kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại được xác định là 03 năm theo quy định của pháp luật được tính kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể nói, thời hiệu thực hiện thủ tục khởi kiện về di sản thừa kế hiện nay được quy định:
– Đối với bất động sản thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế;
– Đối với di sản là động sản thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.