Khi phát hiện hành vi lấn chiếm hay thay đổi ranh giới thửa đất trái pháp luật của tổ chức, cá nhân, thì người phát hiện có thể làm đơn khiếu nại hành vi vi phạm quy định về đất đai gửi đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý để được kịp thời có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa những hậu quả xảy ra.
Mục lục bài viết
1. Đơn khiếu nại về ranh giới đất là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
Như vậy, đơn khiếu nại về ranh giới đất là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi cho CƠ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Ủy ban nhân dân) trong trường hợp bị lấn chiếm ranh giới đất. Trong đơn khiếu nại về ranh giới đất đai phải nêu được những nội dung về thông tin của người khiếu nại, sự việc lấn chiếm ranh giới đất và những yêu cầu của người khiếu nại mong được Cơ Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền giải quyết.
Đơn khiếu nại về ranh giới đất là văn bản chứa đựng những nội dung về thông tin của người khiếu nại, sự việc lấn chiếm ranh giới đất và những yêu cầu của người khiếu nại mong được Cơ Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Khi nhận được đơn Khiếu nại của công dân thì Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban nhân nhân dân) phải có trách nhiệm tiếp nhận đơn và xử lý những nội dung khiếu nại trong đơn.
2. Mẫu đơn khiếu nại về ranh giới đất:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
Địa danh, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: Lấn, chiếm ranh giới đất )
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
– Căn cứ Hành vi/Quyết định …….
Kính gửi: – UBND (cấp xã)…
Tên tôi là:… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:…. do CA… cấp ngày…./…./……..
Địa chỉ thường trú:
Hiện đang cư trú tại:
Số điện thoại liên hệ:
Tôi xin trình bày sự việc sau:
(Trình bày về nguyên nhân, lý do dẫn tới việc làm đơn khiếu nại)
Căn cứ điểm…. Khoản…… Điều…… Luật ……:
“… ” (Trích văn bản, nếu có)
Ví dụ:
Căn cứ Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
…”
Tôi nhận thấy, ông/bà …… đã có hành vi ……… (ví dụ: vi phạm khi lấn, chiếm sang ranh giới thửa đất thuộc quyền sử dụng của gia đình tôi). Hành vi này đã xâm phạm đến quyền ……. (ví dụ: quyền sử dụng đất đúng ranh giới phù hợp với quy định pháp luật của tôi/gia đình tôi).
Do vậy, tôi làm đơn này để tố cáo hành vi ………… của ông/bà ………… tới Quý cơ quan. Tôi đề nghị quý cơ quan xem xét và giải quyết việc này theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi/gia đình tôi.
Tôi đề nghị Quý cơ quan:
-….. (những nội dung mà người tố cáo muốn chủ thể giải quyết đơn thực hiện)
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khiếu nại về ranh giới đất:
Phần kính gửi của đơn khiếu nại về ranh giới đất thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý khiếu nại ( Ủy ban Nhân xã nơi người khiếu nại sinh sống.
Phần nội dung của đơn khiếu nại về ranh giới đất yêu cầu người khiếu nại phải cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin cá nhân cần thiết nhất như tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại. Tiếp theo người làm đơn sẽ trình bày cụ thể sự việc về hành vi lấn chiếm ranh giới đất ( Trình bày về nguyên nhân, lý do dẫn tới việc làm đơn khiếu nại).
Cuối đơn khiếu nại về ranh giới đất thì người khiếu nại sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đồng thời sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Một số quy định về khiếu nại:
Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
4.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khiếu nại bao gồm những hành vi sau đây:
+ Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại.
+ Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
+ Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
+ Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
+ Cố tình khiếu nại sai sự thật;
+ Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
+ Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
+ Vi phạm quy chế tiếp công dân;
+ Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
4.2. Hình thức khiếu nại:
Đối với khiếu nại bằng đơn: Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Đối với khiếu nại trực tiếp: Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn.
4.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
+Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
+ Giám đốc sở và cấp tương đương
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
+ Bộ trưởng
+ Tổng thanh tra Chính phủ
+ Chánh thanh tra các cấp
+ Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Khiếu nại 2011
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.”