Vì nhiều lý do như sự chênh lệch giá đất giữa giá Nhà nước bồi thường và giá thị trường, chưa bố trí được đất tái định cư,... đã khiến cho việc giải phóng mặt bằng bị chậm trễ. Vậy trong trường hợp đó, ai sẽ là người khiếu nại và đơn khiếu nại chậm thực hiện giải phóng mặt bằng được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại chậm thực hiện giải phóng mặt bằng là gì?
Mẫu đơn khiếu nại chậm thực hiện giải phóng mặt bằng là văn bản được lập ra bởi cá nhân, tổ chức gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại về việc chậm thực hiện giải phóng mặt bằng. Mẫu đơn nêu rõ nội dung khiếu nại, thông tin giải phóng mặt bằng…
Đơn khiếu nại về việc chậm thực hiện giải phóng mặt bằng được cá nhân, tổ chức sử dụng để gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại trong trường hợp chủ đầu tư chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng so với thời hạn dự kiến.
2. Mẫu đơn khiếu nại chậm thực hiện giải phóng mặt bằng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày….. tháng ….. năm ….
ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC CHẬM THỰC HIỆN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Về việc chậm thực hiện giải phóng mặt bằng
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ
Kính gửi:…….
Tên tổ chức hoặc người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:………
Số CMND:……… Ngày cấp …….. Nơi cấp ……
Hoặc giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức):…… Ngày cấp………Nơi cấp………
Địa chỉ thường trú: ………
Số điện thoại: ………
Tôi xin trình bày, nội dung vụ việc như sau:
………
Căn cứ
“Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.”
Từ căn cứ pháp lý trên, kính mong quý cơ quan xem xét và giải quyết khiếu nại của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đơn khiếu nại chậm thực hiện giải phóng mặt bằng:
Người làm đơn nêu rõ:
– Kính gửi: tên cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền
– Thông tin người làm đơn
– Đối với tổ chức: Thông tin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Nội dung khiếu nại: Chưa bố trí được đất tái định cư, vướng mắc thực hiện giải phóng mặt bằng, không đồng ý với đơn giá bồi thường của Nhà nước…,
4. Các quy định và thủ tục liên quan:
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại trong bồi thường, giải phóng mặt bằng phải căn cứ điều kiện bồi thường, tái định cư của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành theo từng thời kỳ. Không áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có sau (áp dụng hồi tố) để giải quyết việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện trước đó.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có đất bị thu hồi giải phóng mặt bằng (người khiếu nại) có nghĩa vụ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đúng thời hạn, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị đình chỉ, tạm đình chỉ thi hành theo quy định. Không giải quyết các trường hợp đã hết thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại.
Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Chủ tịch Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với hành vi hành chính của mình, của các thành viên Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong thực hiện nhiệm vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng; giải quyết khiếu nại lần hai đối với các khiếu nại đã được Chủ tịch Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong thực hiện nhiệm vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại lần hai đối với các khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Làm việc với người khiếu nại, trước khi thụ lý vụ việc
Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại, trong thời hạn xem xét thụ lý, người giải quyết khiếu nại mời người khiếu nại đến làm việc để xác định rõ nội dung khiếu nại và yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh cho khiếu nại của mình là có cơ sở.
Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong bồi thường, giải phóng mặt bằng mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của
Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện, văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến người đại diện.
Quyết định việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, quyết định xác minh nội dung khiếu nại
1. Người giải quyết khiếu nại giao cơ quan Thanh tra Nhà nước hoặc cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp thuộc quyền quản lý của mình tham mưu thành lập Đoàn thanh tra hoặc Tổ công tác (sau đây gọi chung là Đoàn thanh tra) để xác minh nội dung khiếu nại.
2. Đoàn thanh tra được giao xác minh nội dung khiếu nại tiến hành kiểm tra xác minh, tham mưu cho người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định.
Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại
1. Trưởng Đoàn thanh tra xác minh nội dung khiếu nại có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, trình người có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại gồm:
– Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh;
– Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;
– Nội dung xác minh: Làm rõ về nguồn gốc đất đai, các điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, việc đo đạc, kiểm đếm về đất và các tài sản trên đất, việc áp giá bồi thường về đất và các tài sản trên đất, việc giải quyết các kiến nghị của người bị thu hồi đất trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Xác định các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, Đoàn thanh tra phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, bằng chứng;
– Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;
– Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;
– Việc báo cáo tiến độ thực hiện;
– Các nội dung khác (nếu có).
Căn cứ pháp lý
– Luật Đất đai năm 2003
–
– Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
–
– Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai.
– Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về việc bổ sung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiệc quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.